Nhìn từ diễn trình vận động thể loại, có thể thấy thi tập cuối Lê đầu Nguyễn

Một phần của tài liệu Thơ đi sứ Việt Nam từ cuối triều Lê đến đầu triều Nguyễn (1740 - 1820) (Trang 25)

đã kết tinh một cách đầy đủ những đặc điểm loại hình thơ đi sứ. Những đặc điểm này vừa là sự tiếp nối thành tựu thơ các thế kỷ trước, đồng thời có sự mở rộng, từ đó góp phần quan trọng vào quá trình hoàn thiện đặc trưng nghệ thuật thơ đi sứ

trung đại. Ở phương diện nội dung, có thể thấy dấu ấn thơ đi sứ thời này qua những

đối thoại văn hoá và “giao tình” văn chương trong xướng họa, tặng, tiễn; hình ảnh

đất nước, con người Trung Hoa “nhìn từ bên ngoài” mang cảm quan và tâm trạng sứ thần: sự phong phú của cảm xúc, suy tưở các bài thơđề vịnh nhân vật, địa danh lịch sử; bức tranh thiên nhiên trong cái nhìn đa chiều; xu hướng “áp sát đời sống”

để viết về “những điều trông thấy”. Cái tôi trữ tình hiện diện trong thơ với “nhân diện” và “tâm thế trữ tình” đặc thù: cái tôi chính khách hùng tâm tráng chí; cái tôi nghệ sĩ tràn đầy thi hứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống; cái tôi lữ khách tha hương luân lạc; cái tôi tranh biện/phản biện xã hội. Ở phương diện hình thức, bên cạnh những yếu tố cổ điển mang dấu ấn Đường thi, sự vận động xu hướng kỷ sự thơ thể hiện ở lối đặt tiêu đề, hệ thống thi tự tham gia vào kết cấu, hệ

thống tên riêng chỉđịa danh là một điểm nhấn quan trọng của thơđi sứ các thế kỷ này, góp phần vào biến chuyển mạnh mẽ của thơ ca và văn học đương thời.

3. Xuất phát từ thói quen xướng họa trong hoạt động chính trị - bang giao, thơ đi sứđã hình thành một dòng riêng với đầy đủ cơ sở lý luận về mô hình nghệ thuật và

Một phần của tài liệu Thơ đi sứ Việt Nam từ cuối triều Lê đến đầu triều Nguyễn (1740 - 1820) (Trang 25)