R ’’
2.8. Phân nhóm kháng sinh
trên cơ sở phương pháp điều chế và trên cơ sở tính chất hoặc những đặc trưng của chúng.
- Các kháng sinh tự nhiên được điều chế ra bằng con đường sinh tổng hợp.
- Các kháng sinh bán tổng hợp bằng cách cải biến các kháng sinh nhận được từ con đường sinh tổng hợp (Các kháng sinh tự nhiên dễ bị phân hủy, dễ hỏng, tác dụng yếu...)
- Các kháng sinh được điều chế ra bằng con đường tổng hợp hóa học. 2.8.2. Phân loại theo tính chất hoặc đặc trưng của chúng
- Phân loại theo tác dụng hoặc sử dụng của chúng (Kháng sinh tác dụng diệt khuẩn, kháng nấm, chống ung thư hoặc chống virut, phổ tác dụng rộng hoặc hẹp, hoặc kháng sinh được sử dụng làm thuốc cho người, sử dụng trong nông nghiệp hoặc sử dụng vào các lĩnh vực khác).
- Phân loại theo cơ chế tác dụng của chúng (Chất có tác dụng trên màng, tác dụng ngăn cản sinh tổng hợp protit hoặc axit nuclic hay chất ngăn cản tổng hợp thành tế bào).
- Phân loại theo nguồn gốc (Kháng sinh được sản xuất ra từ nấm mốc chiếu xạ, từ vi khuẩn, từ vi nấm tự tạo, từ thực vật hoặc từ động vật).
- Phân loại theo tính chất vật lí hay hóa học của chúng (Các chất có tính axit, tính bazo, lưỡng tính, có thể hòa tan trong nước hoặc trong chất béo).
- Phân loại theo con đường sinh tổng hợp của chúng (Sinh tổng hợp peptit, nucleotit, con đường axetat-propionat, axit cikciminic).
- Phân loại theo cấu trúc hóa học của chúng (Phân theo các bộ khung cơ bản) + Các kháng sinh nhóm β-lactam (Các penicillin và cepharosporin). + Các kháng sinh chloramphenicol.
+ Các tetracyline (oxytetracyline, chlortetracyline).
+ Các aminoglycozit (steptomycine, neomicine, gentamicine). + Các macrolid (erythoomycine, oleandomycine).
+ Các polien (polien-macrolit, nystatine, amphotericine B). + Các anzamycin (rifamicine, rifampicine).
+ Các lincosamydin (lincomycine).
+ Các kháng sinh peptid (gramicidin, polimycin, viomycine). + Các kháng sinh nucleosid (puromycine).
+ Các polieste (monensin, nigericin, lasalocide). + Các kháng sinh khác (axit fusidic, fosfomycin).