Một số kim loại nặng thường thấy trong thực phẩm

Một phần của tài liệu ô nhiễm thực phẩm (Trang 27)

phẩm

Asen (As)

- Asen không được coi như một vị khoáng cần thiết. - Hợp chất vô cơ của asen với liều lượng cao rất độc - Ngộ độc do asen chủ yếu là ngộ độc cấp tính: bị nhiễm với liều lượng 0.06g As là đã bị ngộ độc, với liều lượng 0.15g/người có thể gây tử vong.

- Liều lượng tối đa asen có thể chấp nhận được hàng Ngày cho người là 0.05mg/kg thể trọng

-Triệu chứng ngộ độc:

• Cấp tính: như bị dịch tả, xuất hiện rất nhanh, có khi ngay sau khi ăn phải asen. Bệnh nhân nôn

mửa, đau bụng, tiêu chảy, khát nước dữ dội, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt, thâm tím chết sau 24 giờ • Mãn tính: do tích lũy lượng nhỏ asen trong thời gian dài, có các biểu hiện: mặt xám, tóc rụng, viêm dạ dày và ruột, đau mắt, đau tai, cảm giác về sự di động bị rối loạn, gày gòm, kiệt sức

Chì (Pb)

-Chì là một thành phần không ần thiết của khẩu phần ăn

-Trung bình liều lượng chì do thức ăn, thức uống cung cấp cho khẩu phần ăn hàng ngày từ 0.0033-0.005 mg/kg thể trọng.

Nghĩa là trung bình một ngày, người lớn ăn vào cơ thể từ 0.25- 0.35 mg chì.

-Với liều lượng đó hàm lượng chì tích lũy sẽ tăng dần theo tuổi, nhưng cho đến nay chưa có bằng chứng cho rằng sự tích lũy liều lượng đó có thể gây độc đối với cơ thể bình thường khỏe mạnh

-Liều lượng chì tối đa hàng ngày có thể chấp nhận cho người, do thức ăn cung cấp, được tạm thời quy định là 0.005mg/kg thể trọng -Triệu chứng ngộ độc chì: hơi thở thối, sưng lợi với viền đen ở lợi, da vàng, đau bụng dữ dội, táo bón, đau khớp xương, bại liệt chi trên (tay bị biến dạng), mạch yếu, nước tiểu ít, trong nước tiểu có poephyrin, phụ nữ dễ bị sẩy thai

Cho pin để bánh chưng nhanh chín và trong hơn có thể gây ung thư

Các chất từ pin chủ yếu là kim loại nặng như chì (Pb), thủy ngân (Hg), cadmium (Cd) và thạch tín (As)...

Thủy ngân (Hg)

-Thủy ngân không có chức năng gì cần thiết trong quá trình chuyển hóa cơ thể con người và thường có rất ít trong thực phẩm rau quả

-Nếu thực phẩm có thủy ngân rất có tác hại cho sức khỏe con người.

- Biểu hiện của ngộ độc thủy ngân: bệnh nhân

thường có biểu hiện có vị kim loại trong cổ họng, đau bụng, nôn, xuất hiện những chấm đen trên lợi, bệnh nhân bị kích động, tăng huyết áp, sau 2-3 ngày thường chết vì suy thận

Đồng (Cu)

-Đồng là một thành phần cần thiết cho cơ thể do thức ăn đưa vào hàng ngày từ 0.033-0.05 mg/kg thể trọng. Với liều lượng này, người ta không thấy có tích lũy đồng trong cơ thể người bình thường

-Liều lượng đồng chấp nhận hàng ngày cho là 0.5 mg/kg thể trọng. Liều lượng này không đáng lo ngại với điều

kiện nồng độ molypđen và kẽm trong thức ăn không vượt quá giới hạn thông thường, vì các chất này ảnh hưởng

-Đồng không gây ngộ độc cho tích lũy, nhưng nếu ăn phải một lượng lớn muối đồng, thì bị ngộ độc cấp tính

-Biểu hiện của ngộ độc gây như nôn nhiều do vậy làm thoát ra một lượng lớn đồng ăn phải. Cũng vì vậy ít thấy trường hợp tử vong do ngộ độc đồng. Chất nôn có màu xanh đặc trưng của đồng, sau khi nôn, nước bọt vẫn tiếp tục ra nhiều và trong một thời gian dài vẫn còn dư vị đồng trong miệng

Kẽm (Zn)

-Kẽm là thành phần tự nhiên của thức ăn cần thiết cho đời sống của con người

-Một khẩu phần mẫu cung cấp hàng ngày từ 0.17-0.25 mg

Zn/kg thể trọng. Hàm lượng kẽm được quy định giới hạn trong thức ăn từ 5-10ppm không ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng

-Ngộ độc do kẽm cũng là ngộ độc cấp tính, do ăn nhầm phải một lượng lớn kẽm (5-10g ZnSO4 hoặc 3-5g ZnCl2) có thể gây tử vong với triệu chứng như: có kim loại khó chịu và dai dẳng trong miệng, nôn, tiêu chảy, mồ hôi lạnh, mạch đập khẽ, tử

Thiếc (Sn)

-Thiếc là một thành phần bình thường của khẩu phần ăn, không có chức năng sinh lý gì, nhưng tính chất độc hại rất thấp.

-Liều lượng thiếc trong thực phẩm thường được quy định cho phép từ 100-200mg/kg

-Thông thường không quá 100mg thức ăn có vị kim loại khó chịu và như vậy đã không đạt tiêu chuẩn về trạng thái cảm quan

Một phần của tài liệu ô nhiễm thực phẩm (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(67 trang)