Cân bằng của quá trình hấp phụ trong dung dịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá khả năng xử lý asen trong nước của cây ráng chân xi (pteris vittata l ) và vật liệu fe2o3 nano (Trang 32)

Quá trình hấp phụ là quá trình thuận nghịch, nghĩa là sau khi chất bị hấp phụ đã bị hấp phụ rồi có thể di chuyển ngược lại bề mặt chất hấp phụ trở lại dung dịch nước. Hiện tượng này được gọi là sự giải hấp phụ. Với những điều kiện giống nhau, tốc độ quá trình thuận nghịch tương ứng với tỷ lệ nồng độ chất bị hấp phụ trong dung dịch và bề mặt chất hấp phụ. Khi nồng độ chất bị hấp phụ trong dung dịch ở giá trị cao nhất thì tốc độ hấp phụ cũng lớn nhất. Khi nồng độ chất bị hấp phụ trên bề mặt chất hấp phụ thì số phần tử (đã bị hấp phụ) sẽ di chuyển trở lại dung dịch càng nhiều hơn.

Trong một đơn vị thời gian, số phân tử bị hấp phụ từ dung dịch lên bề mặt chất hấp phụ bằng số phân tử di chuyển ngược trở lại vào dung dịch thì nồng độ chất bị hấp phụ trong dung dịch sẽ là một đại lượng không đổi. Nồng độ này được gọi là nồng độ cân bằng.

Trong thực nghiệm ta thường đo được sự thay đổi của nồng độ chất bị hấp phụ, sự thay đổi này diễn ra khi cho chất bị hấp phụ vào dung dịch có chứa chất hấp phụ.

C = C0 - Ccb Trong đó :

C0 : nồng độ chất bị hấp phụ ban đầu.

Ccb: nồng độ chất bị hấp phụ tại thời điểm cân bằng hấp phụ của dung dịch. Khối lượng chất bị hấp phụ trên 1g chất hấp phụ được tính theo công thức:

q = (C0 - Ccb).V

m

Trong đó :

m : khối lượng chất hấp phụ (g). V : thể tích dung dịch (lít).

27

q = (C0 - Cm.Scb).V Trong đó:

S: diện tích bề mặt riêng của chất hấp phụ (m2

/g).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá khả năng xử lý asen trong nước của cây ráng chân xi (pteris vittata l ) và vật liệu fe2o3 nano (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)