NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA ARTEXPORT NAM ĐỊNH.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng về công ty cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định (Artexport Nam Định)” (Trang 25 - 30)

CỦA ARTEXPORT NAM ĐỊNH.

1. Tăng cường nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược thị trường toàn diện. toàn diện.

Nghiên cứu thị trường là chức năng của phòng kế hoạch thị trường, để đáp

ứng nhu cầu bức thiết của công ty, thông tin về thị trường để phục vụ cho việc để

ra phương án sản xuất kinh doanh, phòng kế hoạch thị trường cần xác định cho mình một nhiệm vụ cụ thể đó là:

Tổ chức tiếp cận và phân tích, khai thác các thông tin, trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua hội thảo khoa học, hội chợ triển lãm, đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt thị trường, bám sát và tiếp cận tiến bộ

của thế giới, chủ động tìm bạn hàng, thị trường, ký hợp đồng, tổ chức sản xuất và xuất khẩu theo nhu cầu và thị hiếu của thị trường, tránh tư tưởng ỷ lại vào các cơ

quan Nhà nước hoặc trông chờ trợ cấp, trợ giá, kết hợp với dự báo thị trường chính xác đểđưa ra các quyết định đúng về thị trường.

Phối hợp với ban lãnh đạo của công ty cũng như phối hợp với từng phòng kinh doanh để đề ra mục tiêu cụ thể và chiến lược phát triển lâu dài đối với từng khu vực thị trường cũ và mới. Mục tiêu của nghiên cứu thị trường là tìm hiểu cơ

hội kinh doanh, xác định khả năng bán hàng cung cấp thông tin để cơ sở sản xuất tổ chức sản xuất. Do đặc điểm mặt hàng của công ty phụ thuộc vào sở thích, thẩm mỹ và truyền thống dân tộc, do đó khi nghiên cứu thị trường cần chú ý các vấn đề:

+ Tính dân tộc: Mỗi dân tộc có một phong tục tập quán, sở thích thị hiếu khác nhau, do vậy việc nghiên cứu thị trường để đưa ra sản phẩm có kiểu dáng, mầu sắc, chất liệu, mẫu mã, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

+ Các yếu tố về kinh tế: Các chính sách thuế XNK, chính sách kinh tế của nhà nước, đơn cử tại thị trường Nhật kể từ ngày 26/05/1999 Việt Nam được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc (MFN), các sản phẩm của công ty như mây tre đan, gôm sứ

và gỗ mỹ nghệ thuế xuất khẩu từ 0 – 3%, do vậy đây là thị trường tốt để công ty tiến hành ký kết hợp đồng.

+ Yếu tố tâm lý tiêu dùng: Xã hội, truyền thống cũng quyết định thị hiếu của khách hàng.

2. Lựa chọn mặt hàng chiến lược, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá các mặt hàng sản xuất kinh doanh. dạng hoá các mặt hàng sản xuất kinh doanh.

Đa dạng hoá chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố

như tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương pháp công nghệ, trình độ tay nghề của người lao động, tổ chức quản lý sản xuất và bảo quản hàng hoá do vậy công ty cần:

- Chú trọng các khâu kỹ thuật sản xuất, sử dụng công nghệ chất lượng cao. - Kiểm tra chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối trước khi xuất hàng.

- Đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho sản xuất đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và

đảm bảo chất lượng.

- Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên, nâng cao tay nghề.

cầu đa dạng và phong phú của thị trường để cạnh tranh với các đối thủ như Trung Quốc, Thái Lan công ty cần:

- Đa dạng hoá giá cả sản phẩm, áp dụng với từng khách hàng, từng thị

trường đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

- Đa dạng hoá theo chất lượng sản phẩm (mẫu mã, kích thước sản phẩm...) - Đa dạng hoá mầu sắc (sản phẩm cần phong phú và hợp với bản sắc dân tộc của từng đối tượng khách hàng).

- Đa dạng hoá mẫu mã.

Để xây dựng chính sách giá cả hợp lý gắn liền sản phẩm với thị trường, xây dựng chính sách giá riêng biệt hay dựa vào chu kỳ sống của sản phẩm, có chính sách giảm giá hay khuyến mại phù hợp cho khách hàng truyền thống hay khách hàng mua số lượng lớn. Việc quyết định giá căn cứ vào từng thời kỳ, từng mùa vụ.

3. Tổ chức sản xuất hiệu quả để mở rộng thị trường.

Do còn gặp nhiều khó khăn trong công tác thu gom, hàng hoá không đồng nhất, nhiều khi có sự sai khác, Công ty đã chủ trương tăng cường tổ chức sản xuất, kết hợp sản xuất với xuất khẩu, công việc này tuy giúp cho công ty những thuận lợi.

- Thông qua hoạt động xuất khẩu công ty nắm được thông tin về thị hiếu và thói quên tiêu dùng của họ từ đó có cơ sở sản xuất hợp lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tạo được nguồn hàng xuất khẩu với chất lượng ổn định, mẫu mã phù hợp với nhu cầu thị trường.

- Chủ động về mặt hàng, do trực tiếp sản xuất một số mặt hàng nên công ty chủ động được về số lượng, giá cả, chất lượng, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng để phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

- Việc hình thành xưởng sản xuất đã giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống, góp phần phát triển xã hội, tuy nhiên

việc hình thành cơ sở sản xuất cân xem xét, tính toán xây dựng kế hoạch một cách chi tiết và khoa học sao cho có hiệu quả nhất dựa trên các yếu tố như: Vị

trí địa lý, khả năng cung ứng (trong đó cả cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất...) các xưởng sản xuất ngoài việc tổ chức sản xuất cung ứng hàng xuất khẩu cho công ty còn phải đảm nhiệm các chức năng nghiên cứu, sáng tạo, cải tiến công nghệ, kỹ thuật sản xuất các mặt hàng, tạo ra nhiều mẫu mã mới, tổ

chức đóng gói giao hàng.

4. Thiết lập các quan hệ đầu vào.

- Chủ động tham gia quản lý chất lượng, giá cả hàng xuất khẩu sang thị

trường các nước.

- Cần tạo điều kiện giúp đỡ các cơ sở sản xuất về vốn, cơ sở vật chất hay mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu, đặc biệt là máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng hay đưa cán bộ chuyên gia vào quản lý sản xuất kinh doanh.

- Đứng ra bao tiêu sản phẩm cho họ và có cơ chế giá thu mua hợp lý vừa

đảm bảo cho cơ sở sản xuất vừa đảm bảo lợi nhuận cho công ty.

5. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ tiêu thụ.

- Tăng cường các hoạt động quảng cáo, marketing, xúc tiến bán hàng ở

trong nước để xây dựng hình ảnh của công ty.

- Xây dựng kế hoạch tham gia hội chợ, triển lãm, đó là các hội chợ trong nước như EXPRO, hàng tiêu dùng, hàng Việt Nam chất lượng cao, hàng công nghiệp Quốc tế, triển lãm Quốc tế để giới thiệu sản phẩm và ký kết hợp đồng.

- Với thị trường nước ngoài công ty có thể tham gia vào các phái đoàn thương mại đi thăm các nước, nhân dịp đó khảo sát và nghiên cứu thị trường,

quảng cáo... giới thiệu các mẫu hàng cho khách hàng giúp cho khách hàng biết

đến công ty.

6. Đẩy mạnh công tác tổ chức và quản lý.

Hiện nay, các công ty rất thiều thông tin về các quy định của Nhà nước có liên quan đến công việc kinh doanh, công ty ARTEXPORT Nam Định cũng nằm trong đó. Do đó trong thời gian tới công ty đã ban hành và sẽ tiếp tục hoàn chỉnh bổ sung các quy chế sau:

* Công tác cán bộ:

- Tiếp tục nghiên cứu sắp xếp bộ máy gọn nhẹ, lập quy hoạch đào tạo cán bộ cho các năm tới nhằm phục vụ phát triển cho công ty, bổ xung thêm lực lượng cán bộ, chuyên viên giỏi giúp lãnh đạo của công ty mở rộng thị trường phát triển sản xuất kinh doanh.

- Củng cố các tổ chức Đảng, đoàn thể trong công ty và các chi nhánh văn phòng trực thuộc.

- Bổ xung và hoàn thiện thoả ước mới lao động tập thể, thực hiện hợp đồng lao động trong nội bộ công ty và hoàn thiện việc lập sổ bảo hiểm xã hội.

- Tạo bầu không khí làm việc trong công ty, giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí trong nội bộ công ty, đảm bảo công ăn việc làm, chăm lo đời sống và cải thiện

điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên. * Công tác hành chính quản trị.

Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các tài sản và phương tiện làm việc của công ty, thực hành an toàn tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng các phương tiện dùng chung như ô tô con, máy fax, email, công tác bằng máy bay, tiết kiệm trong việc sử dụng điện thoại và phục vụ sinh hoạt điện nước... bảo đảm trật tự, vệ sinh an toàn trong cơ quan.

* Trên đây là một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường trong thời gian tới.

* Để đạt được mục tiêu và phương hướng nêu ra công ty đề nghị Bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thương Mại và Nhà nước giúp đỡ một số mặt sau

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng về công ty cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định (Artexport Nam Định)” (Trang 25 - 30)