Một số giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển kinh tế của các hộ nông dân bị mất đất sản xuất do công nghiệp hóa và đô thị hoá tại xã Hợp Thịnh, Huyện Hiệp Hoà, Tỉnh Bắc Giang (Trang 47)

4. Đất chưa sử dụng 18 16 20

2.4.3 Một số giải pháp chủ yếu

2.4.3.1 Giải pháp đối với hộ nông dân mất đất sản xuất nông nghiệp

Ngành trồng trọt: Người nông dân cần chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang những cây có giá trị kinh tế cao, có thị trường, chủ động sáng tìm tòi và ứng dụng những công nghệ hiện đại phù hợp để từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất và tạo ra những đột phá trong nông nghiệp. Tihực hiện hệ thống canh tác hợp lý, luân canh tăng vụ trên mảnh đất nông nghiệp của hộ, đồng thời thường xuyên cải tạo và bảo vệ đất nông nghiệp, bố trí hệ thống cây trồng hợp lý thực hiện tốt các chương trình khuyến nông.

Ngành chăn nuôi: Các hộ gia đình cần chủ động phối hợp với chính quyền, với các đoàn thể trong việc chăn nuôi như thực hiện chăn nuôi đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh, phòng bệnh, tham gia chuyển giao khoa học kỹ thuật với các giống mới, các quy trình kỹ thuật mới, khuyến khích các hộ có

Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt Yên

đàn bò, nạc hóa đàn lợn”. Vận động đẩy mạnh phát triển đại gia sóc nh trâu bò không phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa (hướng thịt, sữa, bò sinh sản). Vận động các hộ chăn nuôi dê, lợn theo hướng tập trung với quy mô lớn, đồng thời xuất hiện xu hướng chăn nuôi mang tính công nghiệp xa khu dân cư, với gia cầm phát triển chăn nuôi theo hướng siêu trứng.

Ngành CN- Tiểu thủ công nghiệp

Ngay từ khi công nghiệp ở thành thị phát triển không đủ sức thu hút hết lao động tăng thêm từ lao động nông nghiệp đến từ vùng nông thôn, Nhà nước đã đặt ra lược công nghiệp hóa nông thôn với lợi thế gần các khu công nghiệp xuất hiện vào bậc sớm và phát triển của tỉnh Bắc Giang một tỉnh nằm giữa đồng bằng Bắc bộ, lại có đường quốc lộ nối tam giác kinh tế - văn hóa chính trị khá quan trọng của phía bắc nên hntgười lao động nơi đây đã có cơ hội tìm việc làm ở khu công nghiệp từ hơn chục năm nay. Số lượng lao động làm việc trong khu lớn cho thu nhập và đời sống khá ổn định. Nguồn thu nhập này ngày càng lớn và quan trọng trong thu nhập của hộ nông dân trong xã cũng tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống của nhân dân và còn tạo ra động lực góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hộ, của địa phương.

* Ngành thương mại - dịch vụ

Đây là ngành ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất của xã,thực tế hoạt động của địa phương cho thấy với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, về dân số thì thương mại, dịch vụ của xã sẽ nhanh chóng phát triển và mở rộng hơn rất nhiều trong những năm tới. Nh vậy đây cũng là một lĩnh vực quan trọng và tạo động lực góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hộ, của phương theo hướng tích cực phù hợp với định hướng trên.

2.4.3.2 Giải pháp về công tác tổ chức, quản lý của các cấp chính quyền ở xã

Quá trình mất đất của các hộ nông dân nói chung và kinh tế hộ nông ở xã Hợp Thịnh nói riêng, ngoài các yếu tè mang tính chất quyết định từ bản thân của từng hộ gia đình, một vấn đề không kém phần quan trọng và không Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &

Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt Yên

thể thiếu đó là sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ từ các cấp,các ngành có liên quan thông qua các chủ trương, chính sách các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội... Vì vậy xã phải thường xuyên quan tâm phát hiện và giải quyết từng bước những tồn đọng, những tác động tiêu cực của quá trình mất đất đến người dân như là tuyên truyền các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội đối với người dân.

Thực hiện tốt theo định hướng mà địa phương đã đề ra với những giải pháp cụ thể:

Về ruộng đất: Thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp xã bao gồm: Xác định diện tích các loại đất trên địa bàn xã đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng của cấp huyện. Xác định diện tích các loại đất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của xã với diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của xã. Nh vậy là việc quy hoạch tổng thể địa phương là việc địa phương có thể làm để người dân yên tâm đầu tư sản xuất, có kế hoạch cho tương lai. Đồng thời đưa ra giải pháp cụ thể trong từng trường hợp để giải quyết vấn đề mất đất trong trường hợp cụ thể.

*Về lao động - việc làm

Thường xuyên quan tâm, liên kết với doanh nghiệp và Nhà nước ở các cấp đầu tư và mở rộng việc đào tạo nghề cho không chỉ những người mất đất mà cho cả tầng lớp lao động trong tương lai. Có định hướng chuyển đổi nghề phợp với những lao động khó có khả năng tìm việc ở khu công nghiệp.

Địa phương có chính sách thu hút, đẩy mạnh việc phát triển doanh nghiệp đến đầu tư tại địa phương, khuyến khích, ưu tiên khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống để thu hót lao động mất đất thất nghiệp vào làm việc.

* Về văn hóa - giáo dục y tế

Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt Yên

hộ khi diện tích đất nông nghiệp bị giảm dần, vấn đề phát triển văn hóa - giáo dục nhằm nâng cao trình độ dân trí và vấn đề y tế chăm lo sức khỏe cho người dân là giải pháp không thể thiếu được và rất có ý nghĩa. Xã cần quan tâm, đầu tư và chăm lo hơn nữa đến đời sống tinh thần đến các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động vui chơi giải trí cho nhân dân một cách thường xuyên cần có sự hỗ trợ, tăng cường đội ngũ cán bộ y tế cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu khám chữa của người dân.

*Về thị trường vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra cho sản xuất.

Về các thị trường trong nông nghiệp, xã chủ động tìm thị trường trong việc đưa cây, con cho năng suất, chất lượng cao, khả năng kháng bệnh tốt; tìm đầu ra cho nông dân sau khi sản xuất và các dịch vụ vật tư kỹ thuật khác trong sản xuất nông nghiệp. Cung cấp đầy đủ thông tin thị trường, có những dự báo giá trị cho thị trường sản xuất của hộ nông dân; tạo điều kiện cho họ có thể tiếp cận thị trường vốn, hưởng những chính sách hỗ trợ và đón nhận chuyển giao tiến bé khoa học kỹ thuật. Đồng thời khuyến khích các hộ dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu chăn nuôi theo hướng giá trị kinh tế cao có thị trường và đưa ra những quy định về sản xuất phải gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm và đưa ra các chế tài xử phạt khi người dân vi phạm.

*Về cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật

Hạ tầng giao thông, hệ thống thủy lợi, điện nước, hệ thống bảo quản, chế biến... Vẫn còn là những trở ngại cho việc phát triển kinh tế nơi đây. Với sức phát triển kinh tế nơi đây, mức đi lại quá tải làm hư hại đường giao thông, nguồn nước đang bị đe dọa, hệ thống điện không đủ đảm bảo cho nhu cầu ăn, ở, sản xuất kinh doanh. Địa phương cần phải từng bước củng cố, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để giải quyết những bức xúc của người dân và sẽ là động lực kích thích kinh tế phát triển hiệu qủa hơn.

*Về vốn và sử dụng vốn

Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &

Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt Yên

Tạo điều kiện cho nhân dân có khả năng tiếp cận nguồn vốn, nhất là những hộ bị thu hồi đất để họ có thể đầu tư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển đổi hệ thống canh tác, hình thành vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung. Có những hỗ trợ, giúp đỡ họ sử dụng hiệu quả đồng vốn không chỉ đầu tư cho sản xuất nông nghiệp mà là đầu tư cho sản xuất kinh doanh nói chung.

Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt Yên

*Về tăng cường củng cố hoạt động của hệ thống khuyến nông và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

Kinh tế hộ là đơn vị kinh tế tự chủ nhưng bản thân nó không thể tách rời được các tổ chức, các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế hộ. Hiện nay công tác khuyến nông đã được xã hội hóa, phát triển ngày càng phát huy hiệu quả tuy nhiên, với những thành tích đã đạt được thì hệ thống khuyến nông cần được trang bị, củng cố về đội ngũ cán bộ, về kiến thức, về thông tin cần thiết cho nông vụ để phương pháp khuyến nông trở nên đa dạng linh hoạt và đạt hiệu quả hơn.

*Đối với doanh nghiệp

Bản thân mỗi doanh nghiệp cần tính toán, xác định trên diện tích đất cụ thể bố trí quy hoạch phát triển doanh nghiệp cho phù hợp với thực tế địa phương, có kế hoạch và quy hoạch đào tạo nghề, sử dụng lao động nông thôn mất đất nông nghiệp do thu hồi đất. Tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ trong doanh nghiệp thay đổi tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật và đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội đối với hộ nông dân mất đất và thiếu đất nông nghiệp.

Thực hiện đúng heo luật pháp và các quy định khác của Nhà nước ở các cấp đối với doanh nghiệp về quy hoạch, sử dụng đất đúng mục đích, thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách Nhà nước, nghĩa vụ với địa phương, với môi trường sinh thái nâng cao vị trí, vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế đất nước, xóa bỏ tư tưởng phô trương, hình thức, quy mô to nhưng chất lượng lại chưa cao. Đồng thời phối hợp với địa phương trong việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội phát sinh, nhất là lao động việc làm, thu nhập, đời sống của các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp để quá trình phát triển khu công nghiệp những tiền đề và điều kiện để thúc đÈy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong vùng.

Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &

Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt Yên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển kinh tế của các hộ nông dân bị mất đất sản xuất do công nghiệp hóa và đô thị hoá tại xã Hợp Thịnh, Huyện Hiệp Hoà, Tỉnh Bắc Giang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w