Mặc dù được đánh giá là một nước giàu kinh nghiệm trong ngành khai thác quặng bauxite nhưng Hungary đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ một thảm họa sinh thái do chính họ tự tạo ra. Từ những kết quả kiểm tra hiện trường đã cho thấy sự chủ quan của con người trong công tác quản lý môi trường của MAL Zrt nói riêng và chính phủ Hungary nói chung.
báo của các tổ chức và các chuyên gia về môi trường về hiểm họa môi trường có thể xảy ra với mức độ không lường trước được. Ủy ban quốc tế bảo vệ sông Danube, trong 1 khảo sát được công bố năm 2006, đã báo động Nhà máy Ajka Timföldgyár nằm trong danh sách 150 cơ sở công nghiệp có nguy cơ cao đe dọa gây ô nhiễm sông Danube. Tháng 6/2010, Interspect – Công ty chụp ảnh từ vệ tinh của Hungary – đã công bố các bức ảnh cho thấy bùn đỏ đã tràn ra ngoài hồ chứa từ bốn tháng trước khi sự cố xảy ra. Trong tấm hình, vị trí bùn đỏ tràn ra chính là vị trí hồ chứa bị vỡ ngày 4/10/2010. Tuy vậy, ông Bakonyi – Tổng Giám đốc công ty – không những không có biện pháp xử lý mà ngược lại còn đe dọa bất cứ ai tỏ thái độ lo lắng về việc này đều bị sa thải (Website realdeal.hu). Sự việc trên cho thấy thái độ bàng quan xem nhẹ vấn đề môi trường của chính lãnh đạo công ty.
Đối với chính phủ Hungary, sai lầm lớn của họ trong 20 năm qua là đã bỏ qua yếu tố môi trường và không tạo dựng khung pháp lý cùng những biện pháp chế tài để trừng phạt thật nặng những sai phạm ảnh hưởng đến môi sinh. Lượng bùn đỏ đọng lại từ nhiều thập niên không được đặt dưới sự quản lý và theo dõi sát sao của chính quyền. Việc các hồ chứa bùn đỏ đều có khoảng cách không xa khu dân cư, thậm chí có nơi còn được đặt rất gần sông Danube, con sông dài thứ hai ở châu Âu đi qua mười quốc gia và bốn thủ đô trong khu vực Đông - Trung Âu, cho thấy cả doanh nghiệp lẫn nhà chức trách đều không tính đến khả năng thảm họa có thể xảy ra.
Gần một triệu mét khối bùn đỏ tràn ra do vỡ đập một hồ chứa bùn đỏ của nhà máy chế biến alumin và nhôm ở Ajka hôm 4/10. Kolontar và Devecser là hai thị trấn bị thiệt hại nặng nề nhất. Lượng bùn này tràn xuống các ngôi làng bên dưới nhà máy và đã tràn đến sông Danube, con sông dài thứ hai châu Âu, hôm 7/10. Lớp bùn, phủ trên một diện tích 41 km2, chứa một hàm lượng cao các kim loại nặng, trong đó có chất gây ung thư. Nếu lớp bùn khô đi và gió có thể phân tán chúng thì có thể sinh ra hiện tượng nhiễm độc kim loại nặng thông qua đường hô hấp.
Hungary có truyền thống khai thác và chế biến quặng bauxite từ đầu thế kỷ 20, khi đó trữ lượng bauxite tại nước này thuộc mức đáng kể trên thế giới. Lượng chất thải từ quá trình khai thác chế biến là bùn đỏ của nhà máy vẫn lưu giữ tại nhà máy với bức vách chắn của hồ chứa bùn đỏ - có độ dày 40-50 m, nơi dày nhất ở bệ vách là 65 m, không được xử lý vì chi phí xử lý rất cao và đồng thời các chuyên gia muốn tím phương pháp tối ưu để thu hồi kim loại có trong bùn đỏ để vừ thu hồi kim loại vừa xử lý được chất thải. Tuy nhiên các nhà quản lý và doanh nghiêp lại không chú ý đến các sự cố xảy ra và không có các biện pháp để ứng cứu sự cố kịp thời nên gây ra thảm họa thật kinh khủng. Trong khi đó, hệ thống bể chứa đã được Bộ Môi trường Hungary kiểm tra cách đây một tháng và chừng hai giờ trước khi xảy ra tai nạn vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy sẽ có thảm họa tràn bùn đỏ.
Trong hai thập niên 1960 và 1970, sản lượng bauxite khai thác hằng năm tại Hungary đạt mức 2-3 triệu tấn, có lúc đứng thứ 7 trên thế giới vào lúc đó. Trên cơ sở ấy, Hungary có những kinh nghiệm và công nghệ khá phát triển trong việc sản xuất alumin từ quặng bauxite, nhưng cái giá phải đổi là lượng bùn đỏ khổng lồ (hơn 40 triệu m3) phát sinh trong mấy thập niên hiện vẫn được lưu giữ tại Hungary như một trái bom sinh thái tiềm ẩn.
Đầu thập niên 1990, khi nhu cầu về bauxite và alumin từ Hungary không còn như trước, mọi yêu cầu về bảo vệ môi sinh và con người được đặt ở một tầm cao hơn. Thay vì xóa sổ ngành công nghiệp có thể gây nguy hại trầm trọng đến môi trường này, Nhà nước Hungary đã để nó tồn tại trong quá trình tư hữu hóa mà không có những biện pháp kiểm tra thường xuyên và nghiêm túc.
Công luận Hungary đánh giá đó là một sai lầm lớn, phản ánh một tầm nhìn thiển cận của các cơ quan chức năng, khi những lợi ích ngắn hạn và yếu tố lợi nhuận được cả nhà nước và doanh nghiệp đặt lên hàng đầu một cách thiếu tính toán.
Chính quyền Hungary cũng tỏ ra bất cẩn khi không chủ tâm và có hành động trong thực tế để buộc các doanh nghiệp hàng đầu phải quan tâm thật sự đến vấn đề môi trường.
Trong sự cố tràn bùn vừa qua, sự tự tin trước các biện pháp kỹ thuật, nghĩ rằng các hồ chứa có độ chắc chắn và đảm bảo ở mức tuyệt đối càng khiến Tập đoàn MAL Rt. bỏ qua một thực tế là bản thân công nghệ sản xuất alumin và xử lý rác thải theo cách hiện tại đã hàm chứa những hiểm nguy không thể lường trước được.
Dư luận Hungary cho rằng sự cố bi thảm vừa qua ít nhất cũng có ý nghĩa ở chỗ nó đã hướng sự quan tâm của chính quyền và cư dân vào vấn đề môi sinh, khiến ý thức bảo vệ hệ sinh thái được củng cố hơn.
Cả doanh nghiệp và chính quyền đều không nghĩ đến khả năng một thảm họa như vừa qua lại có thể xảy ra.
Theo báo Komment.hu, nạn bùn đỏ là một thảm họa đã được báo trước do một chính sách ưu tiên sai lầm trong bảo vệ môi trường.
Trong xã luận ngày 8/10/2010, báo này viết: "Thời gian qua, Hungary đã tập trung mọi nguồn lực vào hoạt động xử lý và tái chế rác thải gia đình mà xem nhẹ rác thải công nghiệp, vốn không chỉ nhiều về số lượng mà còn độc hại hơn, ẩn chứa nhiều nguy cơ hơn cho sức khỏe và môi trường. Trong khi cứ 10 năm Hungary lại hứng chịu một thảm họa công nghiệp và còn biết bao quả bom sinh thái hẹn giờ đang rình rập, đất nước chúng ta lại đổ ra hàng tỷ euro vào rác thải gia đình đến mức người ta nói kẻ thù chung nguy hiểm số một của chúng ta là chai nhựa. Nhưng thử xem những chai nhựa này nào có gây bỏng chết người, nào có tàn phá ngôi nhà nào, nào có biến đất đai trở nên vô sinh, nào có tàn phá các tuyến đường sắt!".
Tai nạn bùn đỏ tại Hungary một lần nữa chứng tỏ sự bất lực của con người trước thiên nhiên. Tự nhiên luôn biến đổi theo những luật mà đến ngày nay con người khó mà khả tri được.
Tuy nhiên, giới chính khách Hungary đã có cách ứng xử rất phù hợp khi ngay từ phút đầu, các quan chức cao cấp nhất đều cùng nhau đến hiện trường để tìm hiểu và điều hành công tác cứu hộ, khắc phục hậu quả. Cũng ngay từ đầu, chính phủ đã đứng về phía người dân, lên án sự vô trách nhiệm của doanh nghiệp và nhận vai trò tối thượng về mình, để cư dân những vùng bị ảnh hưởng có thể yên tâm rằng họ sẽ được đảm bảo cho cuộc sống sau tai họa này.
Tóm lại, do tính chủ quan và lơ là của các nhà quản lý nhà máy và cả cơ quan nhà nước tại Hungary đã dẫn đến thảm họa bùn đỏ gây ảnh hưởng rất lớn đến môi sinh và con người.
3.2. Giải pháp
Giám sát chặt chẽ các bể chứa bùn còn lại để có thể kịp thời phát hiện những vấn đề an toàn. Hungary còn 4 nơi lưu giữ bùn đỏ, trong số đó, chỉ riêng 10 bể chứa ở TP Ajka đã có 30 triệu m3 chất thải này. Tại một vùng khác – Almásfüzitő – hơn 12 triệu tấn bùn đỏ được chứa trong 7 bể tại một diện tích gần 200 héc-ta, ngay cạnh con sông Danube.
Tiến hành lấp dần các bể chứa bùn còn lại tránh nguy cơ về một thảm họa sinh thái thứ hai từ bùn đỏ. Vì dù được xử lý một cách đảm bảo thế nào đi nữa, đây vẫn là những trái bom sinh thái, tiềm ẩn những nguy cơ khủng khiếp đối với người dân xung quanh và môi trường mà các nhà hoạch định chính sách cần xem xét tính toán khi đưa ra quyết định có liên quan.
Chuyển đổi dần công nghệ từ thải bùn ướt sang thải bùn khô. Chất thải khô sẽ giúp việc xử lý dễ dàng hơn và ít độc hại. Nó được làm ở mức không ướt nhão như bùn hay khô như đất dễ biến thành bụi bay vào không khí.
Giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ các công nghệ khai thác bauxite lạc hậu tạo ra nhiều chất thải độc hại có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Khuyến khích các công nghệ thân thiện với môi trường.
Tăng cường công tác thanh tra giám sát đối với các doanh nghiệp sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.