Mạchkhuếch đại cực máng chung

Một phần của tài liệu Giáo trình Mạch điện tử cơ bản Nghề: Điện tử công nghiệp Trình độ: Trung cấp (Tổng cục Dạy nghề) (Trang 36)

Mục tiêu

+ Biết được các thông số cơ bản

2.1 Mạch điện cơ bản

Người ta có thể dùng mạch phân cực tự động hoặc phân cực bằng cầu chia điện thế như hình 2.11 và hình 2.12

Hình 2.11 Hình 2.12

2.2 Mạch điện tương đương

Hình 2.13 2.3 Các thông số cơ bản

Mạch tương đương xoay chiều được vẽ ở hình 2.13. Trong đó: Ri=RG trong hình 2.11 và Ri = R1 //R2 trong hình 2.12

- Ðộ lợi điện thế:

- Tổng trở vào Zi = Ri (2.6 )

- Tổng trở ra: Ta thấy RS song song với rd và song song với nguồn dòng điện gmvgs. Nếu ta thay thế nguồn dòng điện này bằng một nguồn điện thế nối tiếp với điện trở 1/gm và đặt nguồn điện thế này bằng 0 trong cách tính Z0, ta tìm được tổng trở ra của mạch:

Z0 = RS //rd // 1/gm ( 2.7 )

Bài thực hành :

a. Thiết bị sử dụng

• Mô hình thực hành Mạch điện tử

• Máy OSC

• Các linh kiện điện tử b. Mục tiêu

Sau khi học xong Sinh viên có khả năng:

- Định nghĩa các dạng mạch khuếch đại dùng FET.

- Vẽ được đặc tuyến Volt-Ampe và phân tích AC các dạng mạch KĐ dùng FET.

- Biết được đặc điểm và ứng dụng thực tế của các dạng mạch.

- Lắp ráp, cân chỉnh và đo được các đại lượng: độ lợi, tổng trở vào, tổng trở ra, tần số cắt …

- Nhận xét và giải thích được các kết quả đo. c. quy trình thực hiện

Hình 2.14  Yêu cầu

1. Đo và vẽ dạng sóng ngõ ra Vo, ngõ vào Vi ? Nhận xét. 2. Xác định các thông số Av, Ai, Zi, Zo, φ. Nhận xét kết quả.  Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Cấp Vi là tín hiệu hình Sin, biên độ 2V, tần số 1Khz vào tại A. Bước 2: Dùng OSC đo tín hiệu ra Vo ở CH1. Tiếp tục chỉnh biến trở sao cho Vo đạt lớn nhất nhưng không bị méo dạng.

Bước 3: Xác định Av:

- Dùng OSC đo Vi tại A, Vo tại C ở 2 kênh CH1 và CH2. Vẽ lại dạng sóng và nhận xét về biên độ.

Hình 2.15 - Sau đó tính Av theo công thức :

Bước 4: Xác định Zi:

- Mắc nối tiếp điện trở Rv=100KΩ giữa B1 và B2, sau đó tính Zi theo công thức: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Với: V1 là giá trị điện áp ngõ ra tại B1 V2 là giá trị điện áp ngõ ra tại B2

Chú ý: Các thông số V1, V2 phải được đo bằng OSC. Bước 5: Xác định Zo :

- Với: Vo1 là điện áp tại ngõ ra tại C khi chưa mắc RL

Vo2 là điện áp tai ngõ ra tại C khi đã mắc RL = 10KΩ Bước 6: Xác định góc lệch pha:

- Dùng OSC đo Vi, Vo và cho hiển thị cùng lúc ở 2 kênh CH1, CH2 - Xác định góc lệch pha theo công thức :

- Giữ nguyên biên độ nhưng thay đổi tần số của tín hiệu vào Vi, quan sát tín hiệu ngõ ra Vo trên OSC. Giảm tần số của Vi đến khi Vo giảm bằng (1/- ) Vo thì dừng lại, đo giá trị tần số tại vị trí hiện hành, đó chính là tần số cắt dưới fL.

Bước 8: Xác định tần số cắt trên :

- Giữ nguyên biên độ nhưng thay đổi tần số của tín hiệu vào Vi, quan sát tín hiệu ngõ ra Vo trên OSC. Tăng tần số của Vi đến khi Vo giảm bằng (1/- ) Vo thì dừng lại, đo giá trị tần số tại vị trí hiện hành, đó chính là tần số cắt trên fH.

Bước 9: Vẽ đáp tuyến biên độ - tần số

- Giữ nguyên biên độ, thay đổi tần số của tín hiệu vàoVi và lập bảng kết quả như sau:

Bảng 2.4

- Từ bảng kết quả vẽ đáp tuyến biên độ - tần số

Hình 2.16 Bước 10: Lập bảng tổng kết

Bảng 2.5

Yêu cầu đánh giá

- Lắp mạch theo yêu cầu

- Sau khi thực hiện xong các bước trên, các nhóm ghi lại các kết quả và nhận xét trong bài báo cáo thí nghiệm.

-Nhận xét kết quả thực hiện của học viên

Một phần của tài liệu Giáo trình Mạch điện tử cơ bản Nghề: Điện tử công nghiệp Trình độ: Trung cấp (Tổng cục Dạy nghề) (Trang 36)