Phương pháp Du Pont cho thấy tác động tương hổ giữa các tỷ số tài chính, nghĩa là phản ánh mối quan hệ hàm số giữa các tỷ số : Vòng quay tài sản, doanh lợi tiêu thụ, tỷ số nợ và doanh lợi vốn chủ sở hữu. Ta có:
ROE = Lợi tức sau thuế = Lợi tức sau thuế x Doanh thu thuần x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Mà ROA = Lợi tức sau thuế x Doanh thu thuần = ROS x Vòng quay tài sản
Doanh thu thuần Tổng tài sản
Với ROS = Lợi tức sau thuế ; Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần
Doanh thu thuần Tổng tài sản
EM = Tổng tài sản : Số nhân vốn Vốn chủ sở hữu
Từ đó, ta có phương trình Du Pont mỡ rộng:
ROE = ROS x Vòng quay tài sản x EM
Áp dụng phân tích tài chính Du Pont đối với Công ty Phú Hưng Gia:
Bảng 3.8. Bảng số liệu phân tích tài chính Du Pont
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Vòng quay tài sản 0,19 0,52
Doanh lợi tiêu thụ (ROS) 4 7
Số nhân vốn (EM) 3,24 3,25
Doanh lợi tài sản (ROA) 0,8 3,4
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) 2,5 11,83
Dựa vào Bảng 3.8, dễ nhận thấy ROE của Công ty năm 2009 tăng so với năm 2008 là do cả ROA và EM tăng. Trong đó, ROA tăng là do độ tăng vòng quay tài sản tăng mạnh hơn độ tăng của ROS nên không thể bù được. ROE của năm 2009 so với năm 2008 là tăng lên đáng kể đặc biệt do ROA tăng nhiều còn EM tăng không đáng kể. Số nhân vốn EM giữa hai năm không có biến động lớn. Như vậy các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến ROE của Công ty là ROA, ROS và Vòng Quay tài sản. Do đó, để nâng
cao hiệu quả tài chính Công ty cần có chính sách cụ thể đối với các yếu tố cấu thành lên các chỉ số trên.
Công ty có thể tăng ROA bằng cách:
- Tăng ROS: bằng cách thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí.
- Tăng vòng quay tài sản: bằng cách là hiệu quả vốn đầu tư vào từng loại tài sản phải cao hơn.
Mặc khác: ROE = ROA , 1 – Tỷ số nợ
Như vậy, ta thấy tỷ số nợ tỷ lệ thuận với ROE nghĩa là tỷ số nợ càng tăng thì tình hình tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng giảm, nhưng nếu Công ty vược qua được thì sẽ làm ROE tăng.