1. Các câu hỏi
Câu 1: Hãy nêu tình hình sản xuất hoa trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay?
âu 2: Đặc điểm giống hoa hồng môn? âu : Đặc điểm giống hoa Huệ? âu 4: Đặc điểm giống hoa Lay ơn? âu 5: Đặc điểm giống hoa đồng tiền?
2. Bài tập thực hành
Bài thực hành số 1.1. Nhận biết các giống hoa đồng tiền, hồng môn, hoa huệ, lay ơn.
C. Ghi nhớ:
- Đặc điểm chính của một số giống hoa đồng tiền, hồng môn, hoa huệ, lay ơn.
- Nhận biết được các giống hoa đồng tiền, hồng môn, hoa huệ, lay ơn. - Tiêu chuẩn của cây giống, củ giống trước khi trồng.
Bài 2: Dự tính chi phí sản xuất Mục tiêu:
- Tìm hiểu được thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm hoa
- Tính toán được các mục chi phí cần thiết để trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn;
- Dự tính được doanh thu từ việc trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn;
- Biết cách soạn thảo một hợp đồng mua bán.
A. Nội dung của bài 1. Thu thập thông tin 1.1. Thông tin thị trường
Thông tin thị trường là tất cả các thông tin về mua và bán các sản phẩm và dịch vụ. Thông tin thị trường không chỉ là thông tin về giá cả và số lượng mà còn bao gồm cả các thông tin liên quan đến thị trường đầu ra và đầu vào của sản phẩm.
Thông tin thị trường sản phẩm hoa: Là thông tin về cầu và cung của sản phẩm hoa, vật tư vào và các ịch vụ có liên quan đến sản phẩm hoa.
Thông tin thị trường có vai trò quan trọng đối với người sản xuất bởi người nông ân thường tự quyết định phương thức hoạt động sản xuất và hình thức bán cho riêng mình. Thông tin thị trường có thể giúp họ chọn lựa hoạt động nào là phù hợp trong suốt quá trình sản xuất, từ lập kế hoạch sản xuất cho đến khi bán sản phẩm.
Thông tin thị trường có thể giúp nông ân đưa ra các quyết định sản xuất và bán sản phẩm phù hợp.
1.2. Những thông tin thị trường cần được thu thập
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm hoa bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn (những người mua) có cùng một nhu cầu hay một mong muốn cụ thể về loại hoa, sẵn sàng có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó.
- Phân tích thị trường hoa là quá trình thu thập và phân tích có hệ thống các dữ liệu về các vấn đề có liên quan đến các sản phẩm hoa.
- Nhằm đánh giá những điểm chủ yếu nhu cầu, quy mô, cơ cấu, xu hướng biến động và các ảnh hưởng của những nỗ lực marketing.
1.3. Những nguồn cung cấp thông tin thị trường chủ yếu
- Một nguồn thông tin không thể cung cấp đầy đủ thông tin và hiểu biết về thị trường.
- Các trung gian thị trường (thương nhân, người cung cấp dịch vụ vận chuyển) tiến hành mua và bán vật tư và sản phẩm hoa hàng ngày để kiếm sống. Họ là những nguồn thông tin tuyệt vời. Vì vậy, khi thu thập thông tin thị trường, người dân nên bắt đầu bằng cách trao đổi với các trung gian thị trường. Họ thường rất bận nhưng họ luôn luôn vui vẻ và sẵn sàng cung cấp thông tin.
- Nông dân
Nông ân cũng là một nguồn cung cấp thông tin về thị trường, đặc biệt là những nông ân đã thành công trong việc đưa giống hoa mới và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất, sáng tạo trong các chiến lược bán hàng, và nắm bắt tốt về cung và cầu của sản phẩm hoa.
- Cán bộ khuyến nông
Cán bộ khuyến của xã, huyện có thể cung cấp các thông tin hữu ích về các thị trường trong khu vực hoạt động của họ. Những thông tin này nên được trao đổi thường xuyên qua điện thoại và trong các cuộc họp với sự tham gia của một số nông dân tiêu biểu.
Cán bộ khuyến nông tại những khu vực khác trong tỉnh, hoặc đồng nghiệp của họ ở các trung tâm khuyến nông của tỉnh khác (thậm chí là quốc gia khác), cũng được coi là một cung cấp thông tin thị trường rất hiệu quả. Có thể tiếp cận các thông tin về thị trường bên ngoài thông qua các đối tượng này. Thỉnh thoảng có thể liên lạc với họ qua điện thoại và e-mail.
- Nhà nghiên cứu thị trường
Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nhà nghiên cứu thị trường có kinh nghiệm. Tuy nhiên, người dân có thể liên hệ với một số nhà nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức và dự án phát triển để thu thập tài liệu, thông tin liên quan và hiểu sâu hơn về hệ thống bán hàng lĩnh vực nông nghiệp.
- Báo chí
Thông tin thị trường, đặc biệt là các thông tin về xu thế giá của một số mặt hàng cụ thể thường được đăng tải trên các báo trung ương và địa phương. Một số bài báo còn cung cấp thông tin và phân tích về cung và cầu, thông tin về các doanh nghiệp nông nghiệp và những đầu tư gần đây.
- Internet
+ Internet ngày càng được sử dụng phổ biến trong quá trình thu thập thông tin. Hiện nay, người trồng hoa có thể truy cập internet tại bất cứ đâu ở Việt Nam, kể cả ở những vùng sâu vùng xa. Với một máy tính có kết nối Internet, người trồng hoa có thể thu thập các thông tin cụ thể bằng cách sử dụng các công cụ tìm kiếm như google (http://www.google.com.vn). ằng các từ khóa liên quan đến nhu cầu thông tin,
http://www.NongsanDalat.com” http://wwwagriviet.com
http://www.dalat.gov.vn
http://www.caycanhngaynay.vn
+ Cổng thông tin của Bộ NN&PTNT (http://www.agroviet.gov.vn/) Trang web xúc tiến kinh doanh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (http://210.245.60.189/)
Từ các trang web đó người trồng hoa sẽ có được các thông tin cần thiết liên quan đến nghề trồng hoa của mình.
+ Lựa chọn giống
+ Địa Điểm cung cấp giống
+ Trung tâm kỹ thuật giúp tư vấn xây dựng mô hình và hỗ trợ kỹ thuật về trồng hoa các loại.
+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc + Kỹ thuật thu hái và tiêu thụ
2. Tìm hiểu nhu cầu của thị trường, và định hướng phát triển nghề trồng hoa trồng hoa
2.1. Dự báo nhu cầu thị trường và khả năng phát triển của ngành hoa cây cảnh trong tương lai cây cảnh trong tương lai
Kết quả điều tra cho thấy nhu cầu tiêu dùng hoa cây cảnh của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2005 là 25.000đ/người/năm (trong khi ở Hà Lan là 350.000 đ/người/năm, Pháp là 2 0.000đ/người/năm, Hàn uốc là 2 0.000đ/người/năm, Trung Quốc là 0.000đ/người/năm).
Theo dự báo với tốc độ tăng trưởng như giai đoạn trước thì đến năm 2010 nhu cầu tiêu dùng hoa của Việt Nam sẽ tăng lên 5.000đ/người/năm và năm 2015 sẽ là 45.000đ/người/năm. Nếu giá trị sản lượng 1ha hoa năm 2005 đạt trung bình 180 triệu đồng/ha (tính quy giá trị tiền năm 200 ) thì cần phải phát triển khoảng 20.000ha hoa và cây cảnh (tăng xấp xỉ 1,8 lần so với năm 200 ). Đó là chưa kể nếu chúng ta xuất khẩu được thì diện tích trên cần tăng nhiều hơn. Trong bối cảnh của sự hội nhập nêu ở trên, ngoài việc tăng iện tích, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp (cả trong và ngoài nước) và các chủ trang trại đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh hoa cây cảnh, đồng thời những giống hoa truyền thống có phẩm chất kém, nhanh tàn sẽ được thay bằng các loại giống hoa cây cảnh mới có chất lượng: màu sắc, hương thơm, độ bền cao hơn (hoa đồng tiền, hoa lan, hoa hồng môn, lay ơn,…)
2.2. Định hướng phát triển ngành sản xuất hoa cây cảnh ở Việt Nam
- Tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, dự kiến đến năm 2015 sẽ phát triển 20.000ha hoa cây cảnh các loại, tăng 1 0% so với năm 2005, giá trị sản lượng đạt 3.600 tỷ đồng/năm (trong đó xuất khẩu 640 tỷ, tương đương 40 triệu USD), thu nhập trung bình đạt 180 triệu đồng/ha/năm.
- Tập trung đầu tư xây ựng một số vùng sản xuất chuyên canh ở những nơi có điều kiện sinh thái phù hợp như Đà Lạt (Lâm Đồng), Mộc Châu, Ngọc Chiến (Sơn La), Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh ven TP Hồ Chí Minh, một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long...
+ Vùng Đồng Bằng Sông Hồng: Dự kiến đến năm 2015 TP Hà Nội có 3000 ha, diện tích tập trung chính ở huyện Từ Liêm (Tây Tựu), Đông Anh, uận Tây Hồ.
+ Vùng Trung du miền núi phía Bắc: Dự kiến đến năm 2015 vùng hoa hàng hoá tập trung ở TDMNBB có khoảng 500ha, tập trung chính ở Lào Cai, Hà Giang, Sơn La.
+ Vùng Tây Nguyên: Dự kiến đến năm 2015 vùng hoa Lâm Đồng 3000 ha, diện tích tập trung chính ở TP Đà Lạt (chiếm 1/3 diện tích toàn tỉnh); chủ yếu hoa ôn đới được trồng theo quy trình công nghệ cao.
+ Vùng Đông Nam ộ: Dự kiến đến năm 2015 vùng hoa TP Hồ Chí Minh có 1500 ha, diện tích tập trung chính ở các huyện Củ Chi, Thủ Đức; diện tích hoa được trồng theo quy trình công nghệ cao chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 60 - 70% diện tích)
- Đối với xuất khẩu hoa, mục tiêu ngắn hạn là phát triển sang các nước Châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…
- Mục tiêu dài hạn là xuất khẩu sang các nước vùng Bắc Mỹ: Canada và Hoa Kỳ cũng như khu vực Trung Âu.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sản xuất hoa theo hướng công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra các loại sản phẩm hoa có chất lượng cao tương đương hoa ngoại nhập, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.
- Tổ chức sản xuất gắn với doanh nghiệp để phát triển thị trường. Xây dựng các kênh tiêu thụ liên kết giữa người sản xuất và nhà phân phối cho hoa, cây cảnh.
- Triển khai dự án Xây dựng Trung tâm giới thiệu sản phẩm hoa để góp phần thúc đẩy tiêu thụ.
3. Tìm hiểu về chính sách của nhà nước phát triển nghề trồng hoa
Trồng hoa phụ thuộc nhiều vào thời tiết, chiếm khoảng 70%, 30% còn lại là kinh nghiệm. Thời tiết thuận lợi và chăm sóc đúng kỹ thuật thì hoa sẽ nở đúng
dịp và có màu sắc đẹp, ngược lại thì người nông dân chỉ còn biết trông vào sự may rủi. Trước thực trạng đó, những năm gần đây, nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, giúp nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng hoa nói riêng:
Quyết định số 195 / Đ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”
Quyết định số 01/2012/ Đ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
- Quyết định số 24/ Đ-BNN-TT về việc phê duyệt đề sán phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 20 0 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Huyện từ Liêm đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt (quyết định số 90 / Đ-UBND ngày 07/4/2004) nhằm xây dựng Tây Tựu thành khu sản xuất, trồng hoa tập trung, sản xuất hàng hóa công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, cải thiện cảnh quan môi trường và gắn sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái.
- Đề án "Phát triển sản xuất hoa, cây cảnh thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012 - 2016" theo quyết định số Số: 1120/ Đ-UBND ngày 13 tháng 03 năm 2012 nhằm phát triển hoa, cây cảnh để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Hà Nội, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người nông dân.
Nhiều tỉnh thành trong cả nước đã cụ thể hóa chính sách của nhà nước bằng những việc làm cụ thể để hỗ trợ cho bà con trồng hoa chủ yếu về kiến thức, về thị trường tiêu thụ và hỗ trợ phần nào về kính phí xây dựng cơ bản ban đầu để bà con tin tưởng yên tâm sản xuất, hạn chế những rủi ro do thiên tai mang lại hoặc sự bấp bênh của thị trường tiêu thụ.
4. Chuẩn bị các điều kiện để sản xuất 4.1. Chuẩn bị về nhân lực 4.1. Chuẩn bị về nhân lực
Trước khi trồng hoa người dân cần tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc bằng cách:
- Đi tham quan thực tế các mô hình đã có kinh nghiệm trồng nhiều năm; - Được tập huấn chuyển giao kỹ thuật, công nghệ trước khi trồng;
- Được tư vấn, được tham gia học các lớp nghề ngắn hạn về trồng, chăm sóc hoa hồng môn, đồng tiền, lay ơn, huệ ... để tránh những rủi ro, tổn hại về kinh tế của người trồng hoa.
Ngoài ra điều kiện để trồng cây hoa hồng môn, đồng tiền, lay ơn, huệ cần có nhà che vì vậy, trước khi muốn trồng loại hoa này người nông dân cần phải
được tham gia các lớp tập huấn, đi thăm quan mô hình và được tư vấn về giống trồng thích hợp với điều kiện sinh thái, đất đai của vùng. Và được chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc vụ đầu để tránh rủi ro.
4.2. Tính chi phí sản xuất hoa huệ, lay ơn
4.2.1. Tính chi phí trồng hoa huệ
Bảng 4.1.1. Phần chi phí trồng hoa huệ ở Lâm Đồng(tính trên diện tích 1.000m2/1 vụ) STT Hạng mục đầu tư ĐVT Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) 1 Củ giống Củ 5000 1.500 7.500.000 2 Phân chuồng + Phân hữu cơ Kg 1000 2.000.000 3 Phân hóa học Kg 200 2.500.000 4 Thuốc trừ sâu + Thuốc KTST Chai 1.500.000 5 ông lao động, chăm sóc, thu
hái
Ngày 20 150.000 2.000.000
6 Vật tư điện nước Kw, m3 1.000.000 7 Chi phí khác 1.500.000
Tổng cộng 18.000.000
Theo tính toán, hiện chi phí cho 1000m2
đất trồng từ tiền công làm đất, huệ giống, công chăm sóc, thu hoạch, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tổng cộng 1 triệu đồng; bình quân trên một công đất thu hoạch hơn 20.000 nhánh hoa, hiện giá bình quân 1.500 đồng/nhánh, lợi nhuận bình quân từ 12 - 15 triệu đồng/1000m2
- so với trồng vụ lúa trong năm, thì ít nhất lãi gấp , 4 lần. Nhiều nông ân cho biết, nếu chăm sóc tốt, vào những đợt đầu, huệ ra bông ầy đặc như lúa vậy, bông cao, to, những lúc đó mà huệ có giá thì chỉ ngày là thu được 2 triệu đồng/1000m2
4.2.2. Tính chi phí sản xuất hoa lay ơn
Bảng 4.1.2. Phần chi phí ở Lâm Đồng (tính trên diện tích 1.000m2/1 vụ)
STT Hạng mục đầu tư ĐVT Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) 1 Củ giống Củ 5000 5.000 25.000.000 2 Phân chuồng + Phân hữu
cơ
Kg 2000 3.000.000 3 Phân bón đầu trâu Kg 400 5.000.000 4 Giá đỡ Cây 2.000.000 5 Thuốc trừ sâu + Thuốc
KTST
5.300.000 6 ông lao động, chăm sóc,
thu hái
Ngày 25 150.000 4.500.000 7 Vật tư điện nước, thuế đất 5.000.000 8 Chi phí khác 10.000.000
Tổng cộng 66.300.000
Theo tính toán, với giá bán ngày thường từ 3.000 - .500 đồng/cành, vào dịp lễ tết có thể bán được 45.000 - 0.000 đồng/chục cành, trừ chi phí 1000m2 hoa cho thu lãi khoảng vài chục triệu đồng chỉ chưa đầy 3 tháng.
4.2.3. Tính chi phí sản xuất hoa đồng tiền
Bảng 4.1.3. Phần chi phí ở Lâm Đồng (tính trên diện tích 1.000m2/1 vụ)
STT Hạng mục đầu tư ĐVT Số lượng Đơn giá (đồng)
Thành tiền (đồng)
1 Nhà lưới (khấu hao 3 vụ) m2
1.000 18.000.000
2 Cây giống Cây 5.000 5.000 25.000.000 3 Phân chuồng + Phân hữu
cơ Kg 2.000 5.000.000 4 Phân bón đầu trâu Kg 400 13.000.000 5 Thuốc trừ sâu + Thuốc
KTST
10.000.000 6 ông lao động, chăm sóc,
thu hái
20 3.000.000 7 Vật tư điện nước 1.000.000 8 Chi phí khác 2.000.000
4.2.4. Tính chi phí sản xuất hoa hồng môn
Bảng 4.1.4. Phần chi phí ở Lâm Đồng (tính trên diện tích 1.000m2/1 vụ)
STT Hạng mục đầu tư ĐVT Số lượng Đơn giá