- Ban hành văn bản pháp quy nhằm điều chỉnh và quản lý thống nhất hoạt động xúc tiến đầu tư trên cả nước; xây dựng Chiến lược xúc tiến đầu tư điều phối tổng thể các hoạt động xúc tiến ở bình diện quốc gia; xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020.
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ các nhà đầu tư tùy theo từng lĩnh vực trong từng thời kỳ
- Cần có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập, thuế sử dụng đất đai, thuế, hải quan cho các nhà đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực như: Các dự án phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, phát triển hạ tầng, thị trường tài chính.
- Chính quyền các cấp cần sát cánh với các nhà đầu tư nước ngoài giải quyết những khó khăn về các thủ tục hành chính cùng những khó khăn khác phát sinh trong tiến trình hoạt động kinh doanh.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp FDI: Cần tập trung kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các doanh nghiệp FDI làm gây ô nhiễm môi trường, cố tình sử dụng những công nghệ lạc hậu, bắt tay với nhau để làm giá, chuyển giá, trốn lậu thuế, đối xử hà khắc với công nhân nước sở tại, bỏ trốn, xù nợ… Muốn vậy, cần phải đào tạo, xây dựng đội ngũ kiểm tra, kiểm soát đủ trình độ, năng lực và phẩm chất; trang bị các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để phát hiện những sai phạm, tạo cơ sở để xử lý nghiêm minh những doanh nghiệp FDI vi phạm pháp luật Việt Nam.
Tăng cường kiểm soát về việc thực hiện pháp luật, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm luật, nhằm khác phục tình trạng thực hiện luật còn tuỳ tiện theo cảm hứng và cố tình sai phạm.Quản lý hoạt động cấp phép các dự án FDI và phê
duyệt thầu đối với các dự án ODA để chống tham nhũng và giảm uy tín của đất nước..
Rà soát, sửa đổi, bổ sung thể thế và triển khai áp dụng nghiêm hệ thống quy định các yêu cầu bắt buộc về công nghệ, chuyển giao công nghệ, thu hút, đào tạo kỹ năng cho người lao động. Quy định yêu cầu bắt buộc về chất lượng của các dự án FDI tùy theo lĩnh vực và địa bàn đầu tư. Quy định về trình độ công nghệ dự án FDI cho từng ngành theo địa bàn đầu tư. Đối với các đô thị có mật độ công nghiệp cao, những địa bàn phát triển du lịch sinh thái sẽ hạn chế tối đa thu hút FDI có hàm lượng công nghệ thấp, gây ô nhiễm ở mức độ nhất định và tỷ trọng gia công cao.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả thu hút vốn ĐTNN, cần có sự kết hợp chặt chẽ chính sách ĐTNN với các chính sách điều chỉnh ngành khác, bao gồm chính sách đầu tư chung, chính sách KCN theo hướng hình thành cụm công nghiệp có tính chuyên môn hóa và chính sách phát triển kinh tế vùng. Các chính sách này cần xây dựng trên nguyên tắc tiếp cận tổng thể quốc gia để tạo tín hiệu chung dẫn dắt FDI tới ngành, vùng cần khuyến khích phát triển; hạn chế các địa phương thu hút các ngành nghề như nhau, thiếu sự phối hợp và bổ sung cho nhau giữa các ngành dẫn đến tình trạng phát triển tràn lan mà vẫn thiên lệch, thiếu chuyên môn hóa.
Nhìn chung, Toàn bộ những giait pháp coi việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn tới được đề suất trong khuôn khổ một tổng thể cấu trúc bao gồm cả ở cấp độ vĩ mô và cả vi mô, cả những giải pháp dài hạn lẫn những giải pháp tương đối ngắn hạn. Tất cả tạo ra một hệ thống đồng bộ với tính cách mà là môi trường thuận lợi cho sự vận động của don vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
KẾT LUẬN
Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài đối với toàn bộ một nền kinh tế là một điều không thể bàn cãi. Quốc gia nào tận dụng được hiệu quả nguồn đầu tư này thì sẽ có được cơ hội lớn để phát triển kinh tế và cũng tạo được uy tín với các quốc gia, tổ chức trên thế giới.
Với yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới diễn ra ngày càng sâu rộng, mỗi quốc gia cần phải nâng cao hiệu quả đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như chất lượng sử dụng vốn đầu tư để nâng cao năng lực của nền kinh tế. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến, việc tiếp cận các nguồn vốn đầu tư nước ngoài mang lại nhiều hơn cơ hội và thách thức. Thành quả đạt được sau gần 20 năm thu hút đầu tư nước ngoài giúp nước ta tiến gần hơn với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong thời gian tới, Nhà nước, cũng như doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần chung tay thực hiện tốt các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài để có thể phát triển bền vững cũng như đạt được các mục tiêu kinh tế-xã hội.