Thực chất của tích lũy:

Một phần của tài liệu Đề cương tự luận môn Kinh tế chính trị (Trang 27)

Để hiểu rõ thực chất của tích lũy tư bản ta phải đi từ việc phân tích quá trình tái sản xuất TBCN.

- Giá trị thặng dư – nguồn gốc của tích lũy tư bản.

+ Tái sản xuất là tất yếu khách quan của XH loài người. tái sản xuất có 2 hình thức chủ yếu là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở

rộng. trong CNTB, muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải biến 1 bộ phận giá trị thăng dư thành tư bản phụ thêm. Như vậy, thực chất

của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa 1 phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản, hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư.

+ ví dụ:

nhà tư bản có 1000 tư bản, m’=100%, c/v là 4/1

Năm 1: 800c + 200v + 200m, nhà tư bản dành 100 cho tích lũy và 100 cho tiêu dùng.

Năm 2: 880c + 220v + 220m, nhà tư bản lại dành 110 cho tích lũy và 110 cho tiêu dùng, cứ như vậy cho những năm sản xuất tiếp theo. + Như vậy, thực chất của tích lũy tư bản là tư bản hóa 1 phần giá trị thăng dư. Sở dĩ giá trị thăng dư có thể chuyển hóa thành tư bản được vì giá trị thăng dư đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới. + nghiên cứu tích lũy và tái sản xuất mở rộng TBCN cho phép rút ra những kết luận vạch rõ hơn bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa:

• Thứ nhất: nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị

thăng dư và tư bản tích lũy chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản, toàn bộ tài sản của giai cấp tư sản đều do lao động của công nhân tạo ra.

• Thứ hai: quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền

kinh tế hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt TBCN.

- Ý nghĩa:

+ Quy mô của nhà tư bản ngày càng được mở rộng. Lao động sống của người công nhân ở chu kì trước trở thành phương tiện bóc lột lao động sống của người công nhân ở chu kì thứ 2.

+ Tích lũy tư bản là cơ sở đề quốc hữu hóa các tài sản của giai cấp tư sản khi cách mạng XHCN thành công.

Một phần của tài liệu Đề cương tự luận môn Kinh tế chính trị (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w