Các giải pháp quản lý về kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Thanh Xuân" (Trang 30 - 34)

Trong nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường, thực tiễn đã chứng minh tác dụng vô cùng to lớn của các biện pháp đòn bẩy kinh tế. Sử dụng các

đòn bảy kinh tế không chỉ có ý nghĩa nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn có ý nghĩa kích thích tiêu dùng.

Bên cạnh việc nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên để tạo tâm lý gắn bó với công việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm cần có chếđộ lương thưởng linh hoạt để kích thích sản xuất, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng và kinh doanh điện năng.

Việc lượng hoá chính xác các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, phổ biến rộng rãi tới từng cán bộ công nhân viên để mọi người cùng phấn đấu đạt được các chỉ tiêu thi

đua kèm theo các khen thưởng kịp thời sẽ có tác động to lớn trong việc nâng cao hiệu quả công việc.

Đối với các công nhân quản lý vận hành lưới điện cần đề cao mức khen thưởng cho việc đảm bảo vận hành liên tục không để xẩy ra sự cố gây mất điện chủ

quan. Đối với công nhân quản lý công tơ cần có mức khen thưởng cho các trường hợp xử lý kịp thời các công tơ hỏng, ghi chỉ số công tơ chính xác 100%. Đối với nhân viên thu tiền ngoài mức khen thưởng hoàn thành thu nộp tiền điện còn cần có khen thưởng động viên trong công tác thu tiền điện nợ đọng, quản lý tốt khách hàng, xử lý tốt các trường hợp dây dưa chây ỳ không trả tiền điện.

Cùng với các biện pháp khuyến khích sản xuất trong nội bộ Điện lực Thanh Xuân, cần có các biện pháp khen thưởng cho những khách hàng chấp hành tốt các quy định của ngành điện, các trường hợp phát hiện và thông báo kịp thời những hành vi phá hoại lưới điện, lấy cắp điện.

Trong tình hình kinh tế hiện nay, các hoạt động sản xuất kinh doanh đang ngày càng đa dạng và phát triển, cơ cấu tiêu thụ điện năng đang có những chuyển biến về chất lượng, số lượng khách hàng sản xuất và kinh doanh ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, có một thực tếđáng buồn là, hiện nay còn một số không nhỏ các khách hàng sử dụng điện sai mục đích nhằm lợi dụng các mức giá bán điện thấp. Điện lực Thanh Xuân một mặt cần tăng cường kiểm tra áp giá tiêu thụ điện, đặc biệt là đối với các hộ sử dụng điện kinh doanh, mặt khác cần phối hợp với các cơ quan chức năng như công an, quản lý thị trường, thuế, Sở kế hoạch Đầu tưđể quản lý tốt và áp dụng chính xác mức cho từng hộ tiêu thụ điện. Kiên quyết xử lý truy thu và phạt vi phạm đối với các hộ cố tình trốn tránh việc thực hiện chủ trương giá bán điện của Chính phủ.

Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp kinh tế kể trên không những có tác dụng thúc đẩy hiệu quả của công tác quản lý và kinh doanh điện năng mà còn có tác dụng to lớn trong việc tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả kinh doanh, và có ý nghĩa xã hội to lớn trong việc thiết lập lại kỷ cương, công bằng xã hội.

Công ty Điện lực Thanh Xuân với chức năng chính là kinh doanh bán điện, vậy với tổn thất càng nhỏ thì doanh thu và lợi nhuận đem lại càng lớn. Trong tổn thất, tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại luôn có quan hệ chặt chẽ qua lại với nhau. Vì thế, bên cạnh việc giảm tổn thất kỹ thuật bằng các biện pháp hữu hiệu thì ta cũng không nên coi nhẹ công tác giảm tổn thất thương mại. Là sinh viên khoa quản lý, khả năng hiểu biết về kỹ thuật còn nhiều hạn chế nhưng đứng dưới góc độ

là một nhà quản lý kinh tế tôi xin đưa ra một kiến nghị với nghành điện nói chung và Điện lực Thanh Xuân nói riêng.

Trong những năm tới, chúng ta hãy coi việc mua bán điện như mua bán một mặt hàng hoá thông thường, ai muốn mua điện thì phải trả tiền trước để nhằm mục tiêu: giáo dục ý thức sử dụng điện tiết kiệm đến mức tối đa của cả cộng đồng. Hệ

thống bán điện trả trước là một hệ thống khép kín dựa trên cơ sở thẻ từ, nó được dùng như một loại thẻ tín dụng điện được trả tiền trước, được lắp trong công tơ tại nhà của người sử dụng điện sau khi đã được mã hoá theo yêu cầu quản lý của cơ

quan quản lý điện năng.

Thực chất quản lý điện năng bằng phương pháp dùng thẻ từ này là một tiến bộ trong khoa học và quản lý. Nó đã được thử dùng tại một số nước trên thế giới, ví dụ như hãng CONLOG (Cộng hoà Nam phi), hãng GARDY (Pháp) và kết quả cho thấy là với thành tựu kỹ thuật này rất có hữu hiệu trong quản lý kinh doanh bán

điện.

Giảm bớt khối lượng quản lý của nghành điện như: Bỏđược nhân lực ở các khâu ghi chữ - thu tiền – kiểm tra công tơ…Điều này có nghĩa là sẽ giảm được các chi phí trong các khâu này và đôi khi còn không gây phiền hà cho khách hàng.

Thu tiền điện trước, tức là nhờ vào khoản tiền thu trước này nghành điện sẽ

vốn một cách nhanh chóng, có khả năng tài chính để xây dựng hệ thống lưới điện hiện đại hơn và đặc biệt là chống tình trạng nợ đọng.

Tạo tâm lý thoải mái cho người sử dụng điện, điện năng có thể mua như bất kỳ một hàng hoá nào, số lượng tuỳ ý theo số tiền và nhu cầu dùng hết lại mua.

Công tơ được đặt trong hộp kín không có cửa sổ, vậy sẽ chống được tình trạng ăn cắp điện của khách hàng.

Bảo vệ cho công tơ không bị bụi bẩn, ẩm ướt…chống được các ảnh hưởng ngoại vi đối với thiết bịđo đếm điện, đảm bảo về mặt chính xác của thiết bị.

Hơn thế nữa, từ trước tới nay nghành điện vẫn bị thất thu do không thể đo lường, thu tiền được những hộ sử dụng điện thuộc địa bàn phức tạp hoặc có tình trạng cán bộ công nhân viên móc ngoặc với các hộ dùng điện lấy cắp điện. Vậy với kỹ thuật tiên tiến này sẽ giúp nghành điện lập lại kỷ cương trong kinh doanh bán

điện. Thẻ từ sẽ được bán ở nơi thuận tiện, có thểđặt ở các phường, tổ , xã…nơi tập trung dân cư. Với hình thức này sẽ rất hợp với Công ty Điện lực Thanh Xuân nơi có phạm vi quản lý rộng và đông dân cư.

KT LUN

Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang đề ra những nhiệm vụ to lớn và nặng nềđối với các ngành kinh tế quốc dân, trong đó việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đầu tư khoa học - công nghệ, đào tạo nhân lực đang trở nên cấp thiết nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và của nền kinh tế trong xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong các ngành kinh tế - kỹ thuật thì ngành điện có một vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đảm bảo tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà còn phải đi trước, cung cấp điện đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và ngày càng giầu mạnh.

Với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước, ngành điện nói chung và Điện lực Thanh Xuân nói riêng có các đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng có của mình, ngành

điện, Điện lực Thanh Xuân có những cách thức riêng để tổ chức quản lý và kinh doanh sản phẩm điện năng nhằm đạt đến kết quả cuối cùng là hạn chếđến mức thấp nhất thất thoát điện năng, tăng nhanh doanh thu và tối đa hoá lợi nhuận.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý và kinh doanh sản phẩm hàng hoá cũng như thực tiễn những gì thu thập được trong thời gian thực tập tại Điện lực Thanh Xuân, trong chuyên đề tốt nghiệp này tôi muốn góp tiếng nói nhỏ bé của mình phân tích hoạt động quản lý và kinh doanh điện năng tại Điện lực Thanh Xuân, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý.

Để hoàn thành chuyên đề này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn được sựủng hộ và giúp đỡ rất nhiều từ phía các bác lãnh đạo Điện lực Thanh Xuân, của thầy cô giáo, và các cô chú cán bộ công nhân viên phòng kinh doanh.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo PGS.TS Phạm Quang Huấn người đã bỏ nhiều công sức giúp tôi hoàn thành đề tài. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Điện lực Thanh Xuân, các phòng ban chức năng, đã giúp đỡ cung cấp số liệu bổ sung cho chuyên đề của tôi. Cuối cùng tôi mong nhận

được sự nhận xét đánh giá của các thầy cô giáo, của các bạn sinh viên để đề tài

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Thanh Xuân" (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)