III. Đánh giá kết quả hoạt độn g:
3. Đánh giá các kỹ năng làm việc nhóm:
+ Kỹ năng điều phối:
Kỹ năng điều phối là cách sắp xếp tổ chức công việc sao cho các công việc ăn khớp với nhau và được diễn ra một cách có tổ chức. Kỹnăng này có ý ngh ĩa quan trọng trong làm việc nhóm vì vai trò của nhân viên xã hội trong công tác xã hội chủ yếu là điều phối. Nó thể hiện ở việc nhân viên xã hội nhận biết đượcđiểm mạnh,điểm yếu của các thành viên trong nhóm để từđó có thểsắp xếp, phân công cho phù hợp. Trong khi sinh hoạt nhóm chúng ta phải điều phối các hoạt động trong nhóm, quan sát bao quát từng thành viên trong nhóm để có được sự can thiệp phù hợp cho từng thành viên. Trong các buổi họp nhóm, nhóm sinh viên chúng em thường xuyên phân công nhauđể điều phối các buổi họp. Vì vậy, ai c ũngđược sử dụng kỹ năng này. Em cũng đã trực tiếp điều hành nhóm làm việc ở một số buổi sinh hoạt.
Đểđiều phối nhóm làm việc tốt, chúng em đã cốgắng quan sát các đối tượng trong nhóm đểcó cái tổng quát.chúng em cũng tìm hiểu thông tin của các em, đặc điểm tính cách cũng như những điểm mạnh,điểm yếu để có thể phát huy điểm mạnh từng người và tìm cách hạn chế những điểm yếu của các em. Trong các buổi họp, chúng em cũng lấy ý kiến của các em để biết năng lực của từng người, nhờ đó phân công công việc được thuận lợi và hợp lý
+Kỹ năng thu hút thành viên nhóm:
Kỹ năng thu hút các thành viên thể hiện ở khả năng người lãnh đạo lôi cuốn được các thành viên tham gia và tham gia tích cực vào tiến trình của nhóm.
Đểthực hiện tốt kỹnăng này, chúng em đã thường xuyên sửdụng những lời khen ngợi, khuyến khích các em, tạo sự tò mò. Bên cạnh đó cách thức sinh hoạt cũng thường xuyên được thay đổi nhằm tạo sự mới mẻ như: tổ chức đóng kịch, sắm vai, tổ chức trò chơi, cuộc thi, giao lưu với khách mời…
Nhờ vậy mà các buổi sinh hoạt của nhóm chúng em với các em diễn ra rất sôi nổi và vui vẻ.
+ Kỹ thuật vận động thể chất: Các hoạt động vận động thể chất thường được sử dụng trong sinh hoạt nhóm là các hoạt động giúp các thành viên có những vận động chân tay và cơ thể nhẹ nhàng, hít thở… trong một không thời gian ngắn và không phải di chuyển xa khỏi nơi diễn ra hoạt động.
Nó có vai trò quan trọng trong việc giúp các thành viên đỡ mệt mỏi, tỉnh táo hơn để tiếp tục công việc.
Trong quá trình sinh hoạt nhóm, chúng em đã sửdụng một số hoạt động cận động thể chất như: “ ngón tay nhúc nhích” để giải tỏa căng thẳng trong các thành viên trong nhóm và cả nhóm đối tượng. Nó giúp các thành viên thoải mái hơnđể có thểlàm việc tốt hơn và nó giúp cho nhómđối tượng cũng trởnên thoải mái hơn và tiếp tục sẵn sàng chia sẻ.
+ Kỹ thuật sử dụng các trò chơi
Trò chơi là một phương pháp có rất nhiều hiệu quả đểgiúp các thành viên trong nhóm có các hoạt động và cùng nhau tham gia tạo bầu không khí vui vẻ và hợp tác với nhau. Trò chơi là biện pháp giúp thu hút sựtham gia của các thành viên trong nhóm. Trò chơi
cũng là biện pháp t ăng cường hứng thú trong học tập, nâng cao sự chú ý và có thể còn giải trừ mệt mỏi để tập trung vào các hoạt động nhóm (học tập, sinh hoạt, lao động). Tuy nhiên, quan trọng hơn trò chơi còn được sử dụng trong việc trị liệu các thân chủ trong các tác xã hội nhóm.
Trong quá trình hoạtđộng của nhóm thực hành, nhóm sinh viên đã tổ chức rất nhiều trò chơi cho các em. Vì các em đang trongđộtuổi vui chơi nên rất thích chơi các trò chơi. Một số trò chơi mà chúng em tham gia tổ chức cho các em đó là: “ Cả nhà thương nhau”, “ Tìm người còn thiếu”… Nó không những giúp cho bầu không khí trở nên vui vẻ, sôi nổi, các em thoải mái hơn mà nó còn giúp cho nhóm đối tượng và nhóm sinh viên có điều kiện để gần gũi nhau hơn.
IV.Khó khăn trở ngại và kiến nghị:
+ khó khăn: trong quá trình thực hành ở trung tâm chúng em
cũng gặp phải một số khó khăn. Đó là việc thời gian thực tế không nhiều nên kết quả đạt được là chưa cao.việc không được đưa các em ra ngoài th ăm các cơ sở dạy nghề thực tế đã làm cho việc can thiệp chỉ dựa nhiều vào mặt lý thuyết.
Việc thực tế một lúc nhiều môn nên quá trình đi lại tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Trong quá trình làm việc cũng đã sảy ra một số tranh luận giữa các thành viên trong nhóm làm cho tiến trình hoạt động có những lúc bị chậm lại.
+ Kiến nghị: cần có những chính sách trợ giúp về vật trất và tinh thần nhiều hơn nữa cho các em.đểcác em có cuộc sống tốt hơn, có điều kiện phát triển đểsau này các em có thể đảm bảo được cuộc sống sau này.
Cần quan tâm hơn nữa vềmặt tình cảm của các emđểcác em khỏi mặc cảm tự ti, hòa nhập với bạn bè xã hội.
Về phía nhà trường cần tạo điều kiện hơn nữa đối với quá trình thực hành của sinh viên, nhất là về mặt thời gianđểcác em có thể thực tế tốt hơn. Trong quá trình học lý thuyết ở trường cần phải đưa các sinh viên xuống các trung tâm ,tiếp xúc nhiều hơn vớiđối tượng để sau này đi thực tế đạt hiệu quả cao hơn.
LỜI KẾT
Sau một tháng đi thực tế tại làng trẻBirla nhóm chúng em đã có cơ hội thực hành những kiến thức đã học ở trường. và hiểu hơn phần nào vềcuộc sống của các em nhỏtạiđây. Từđó cảm thấy yêu nghề hơn và có được những kinh nghiệm banđầu để trang bị cho quãng thời gian sau này .tuy nhiên do lầnđầu đi thực tế nên không tránh khỏi những khó khăn bỡ ngỡ ban đầu. tuy đã rất cố gắng nhưng chúng em vẫn còn rất nhiều sai sót . vì vậy chúng em rất mong sựbổ xung của các thầy cô giáo đểsau này chúng em có thể thực hành dễ dàng hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong thời gian qua.