1 242 Hao mòn máy móc, thiết bị
3.1.2. Những hạn chế
Nhìn chung công tác kế toán tại Công ty CP Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa Dầu khí đạt hiệu quả cao, thực hiện đúng các chế độ kế toán hiện hành, áp dụng một cách linh hoạt, hợp lý nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
• Thứ nhất: Công tác kế toán chi tiết TSCĐ
Về kế toán chi tiết, Công ty không lập “Sổ theo dõi tài sản cố định tại nơi sử dụng” mà sổ này chỉ được lập ra theo hình thức một file dữ liệu trên máy tính, vì vậy việc đối chiếu kiểm tra theo dõi chi tiết các TSCĐ tại các bộ phận, các phòng ban, các chi nhánh bị hạn chế rất nhiều.
• Thứ hai: Về lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Công ty hiện nay chỉ lập “Bảng tổng hợp tính khấu hao” nhưng lại không mở “Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định theo bộ phận” dẫn đến việc theo dõi chi tiết các tài sản tại từng vị trí đang bảo quản dễ bị nhầm lẫn, thiếu thông tin trong công tác theo dõi và trích khấu hao.
• Thứ ba: Về việc phân bổ thẳng các chi phí sửa chữa vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Việc phân bổ này chỉ chính xác đối với việc sửa chữa nhỏ TSCĐ vì chi phí nhỏ thường không ảnh hưởng nhiều đến kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ nói chung.
Đối với việc sửa chữa lớn TSCĐ, việc phân bổ thẳng này là không hợp lý vì chi phí sửa chữa lớn thường làm thay đổi kết quả sản xuất kinh doanh
trong kỳ, dẫn đến việc phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ không chính xác.
Sinh viên: Vũ Trọng Dũng Lớp: Kế toán tổng hợp
• Thứ tư: Đối với việc lập các báo cáo sau quá trình kiểm kê
Công ty chưa tiến hành lập bảng chi tiết các tài sản đã hết khấu hao nhưng vẫn còn đang sử dụng. Đối với các tài sản này, tuy giá trị khấu hao đã hết nhưng vẫn còn giá trị sử dụng, do đó sau mỗi đợt kiểm kê định kỳ, Công ty nên phân loại các tài sản đó và tiến hành lập tổ đánh giá tài sản và phân loại chúng.