DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TIÊN PHONG CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI
3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Tiên Phong, chinhánh Tây Hà Nội nhánh Tây Hà Nội
Nằm trong chiến lược của Ngân hàng Tiên Phong, định hướng của TPB Tây Hà Nội đến năm 2020 là trở thành một ngân hàng hiện đại, kinh doanh có hiệu quả cao, an toàn, bền vững, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và quản trị ngân hàng đạt mức tiên tiến, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn cũng như các chi nhánh khác của Ngân hàng Tiên Phong.
Chi nhánh TPB Tây Hà Nội đưa ra mục tiêu năm 2015 như sau: - Tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn 16,5%
- Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm dân cư/ tổng nguồn vốn 68% - Dư nợ tín dụng 430.000 tỷ đồng
- Tốc độ tăng trưởng cho vay 13% so với năm 2014 - Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn 49,5%
- Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn < 1,5%
3.1.2. Định hướng hoạt động thẩm định cho vay trung, dài hạn của Ngân hàngTiên Phong, chi nhánh Tây Hà Nội Tiên Phong, chi nhánh Tây Hà Nội
Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định vay vốn trung, dài hạn
Với một số lượng lớn các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội hiện nay đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động của ngành Ngân hàng. Thêm vào đó, trong một vài năm gần đây khu vực ngân hàng đang đứng trước một
áp lực mạnh mẽ từ sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế và điều kiện tài chính ngày càng xấu của một bộ phận lớn các DN nhà nước.
Đứng trước những khó khăn như thế, để tiếp tục phát triển theo phương châm ''phát triển, an toàn, hiệu quả'', góp phần tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thủ đô và hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của Ngân hàng Tiên Phong nói chung và TPB Tây Hà Nội nói riêng, chi nhánh đã đề ra nhiều biện pháp để khắc phục những khó khăn này. Một trong những biện pháp quan trọng là nâng cao chất lượng công tác thẩm định DAĐT trung và dài hạn.
Định hướng hoạt động cho vay và thẩm định dự án vay vốn
- Với phương châm cho vay để góp phần thực hiện đường lối công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, giữ được vai trò chủ đạo đối với thanh toán tiền tệ tại ngân hàng.
- Triệt để đi theo cơ chế thị trường, thực hiện quan hệ cung cầu vốn trên từng địa bàn với lãi suất thực dương, đảm bảo đủ chi phí cho hoạt động ngân hàng và có lãi, đủ tiền lương kinh doanh, đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.
- Bên cạnh việc nâng cao chất lượng tài chính dự án phải tiến hành xây dựng chiến lược khách hàng, mở rộng tín dụng, tìm cách thu hút khách hàng đến với Chi nhánh, thiết lập mối quan hệ lâu dài đối với khách hàng, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, mở rộng các loại hình kinh doanh mới
- Tăng cường tiếp thị để phát triển và giữ vững khách hàng, cải tiến phục vụ, tạo thuận lợi tối đa cho các đơn vị vay vốn (DN nhà nước, DN ngoài quốc doanh...) đã có quan hệ lâu năm với Chi nhánh, tập trung tháo gỡ những khó khăn cho các DN lớn theo đúng chủ trương định hướng của Nhà nước.
- Đồng thời nâng cao chất lượng thẩm định tài chính DAĐT phải được xen kẽ các yếu tố quan trọng trong việc nâng cao thế mạnh cạnh tranh của Chi nhánh.
Những dự án mà Chi nhánh tài trợ với vốn đầu tư có hiệu quả sẽ nâng cao uy tín của Chi nhánh trong mắt khách hàng.
-Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kĩ năng hỗ trợ cho hoạt động thẩm định tài chính DAĐT cũng như hoạt động cho vay các cán bộ tín dụng, trực tiếp nắm bắt các kiến thức mới phù hợp với tình hình và hoàn cảnh cụ thể.