B. 540W. C. 270 000J. D. 270W. PA: A Câu 115: VL0817CSVD
Một người kéo một thùng nước khối lượng 5kg từ giếng sâu 8m lên đều với công suất 20W. Hỏi thời gian kéo thùng nước của người đó ?
A. 800s. B. 20s. C. 2s. D. 8 000s. PA: B Câu 116: VL0818CSB
Trong các vật sau, vật nào không có thế năng hấp dẫn ? A. Một cành cây ở trên cao.
B. Một cành cây bị gãy đang rơi xuống.
C. Một cành cây bị gãy rơi xuống nhưng bị mắc vào cành cây khác. D. Một cành cây bị gãy đang được kéo lê trên mặt đất.
Câu 117:
VL0818CSB
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cơ năng ? A. Chỉ những vật đang sinh công mới có cơ năng.
B. Nước được ngăn lại trên đập cao có cơ năng dưới dạng động năng.
C. Một chiếc ôtô đang chạy trên đường có cả động năng và thế năng gọi là cơ năng của ôtô. D. Chỉ những vật có cơ năng do chuyển động mà có gọi là động năng của vật đó.
PA: D
Câu 118:
VL0818CSH
Trường hợp nào sau đây vật có cả động năng và thế năng. A. Một quả bưởi trên cành cây cao.
B. Một quả bưởi nằm dưới đất.
C. Một quả bưởi trên cành cây cao đang đu đưa trước gió. D. Một quả bưởi nằm trên mặt bàn.
PA: C
Câu 119:
VL0818CSH
Phát biểu nào sau đây đúng khi so sánh cơ năng của các vật.
A. Hai vật ở cùng một độ cao so với mặt đất thì có thế năng bằng nhau. B. Hai ôtô đang chuyển động với cùng vận tốc thì có động năng bằng nhau. C. Hai ôtô đang chuyển động có cùng khối lượng thì có động năng bằng nhau. D. Hai ôtô đang đỗ trong bến xe có cùng cơ năng.
PA: D
Câu 120:
VL0818CSVD
Vật nào sau đây không có động năng ?
A. Một thùng hàng nằm yên trên sàn xe đang chuyển động. B. Một vật nặng được treo trên một cái lò xo.
C. Một máy bay đang bay trên trời. D. Trái đất.
Câu 121:
VL0818CSVD
Một người bước đi trên đất mềm để lại vết giày lõm sâu xuống đất. Hỏi giày tụt sâu vào đất là do dạng năng lượng nào ?
A. Động năng. B. Thế năng. C. Cả động năng và thế năng. D. Một dạng năng lượng khác. PA: A Câu 122: VL0819CSB
Phát biểu nào sau đây về máy cơ đơn giản đúng ?
A. Máy cơ đơn giản cho lợi bao nhiêu lần về lực thì cho lợi bấy nhiêu lần về công.
B. Máy cơ đơn giản nếu bị thiệt bao nhiêu lần về đường đi thì cho lợi bấy nhiêu lần về công. C. Máy cơ đơn giản cho lợi cả về lực và đường đi còn bị thiệt về công.
D. Máy cơ đơn giản không cho lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
PA: D
Câu 123:
VL0819CSB
Một quả bóng đang rơi, cơ năng biến đổi như thế nào ? A. Thế năng tăng dần, động năng giảm dần. B. Thế năng tăng dần, động năng tăng dần. C. Thế năng giảm dần, động năng giảm dần. D. Thế năng giảm dần, động năng tăng dần. PA: D
Câu 124:
VL0819CSH
Một quả bóng rơi từ vị trí M độ cao h ≠ 0 xuống mặt đất tại vị trí N. Hỏi tại vị trí nào quả bóng có thế năng lớn nhất ? Vị trí nào quả bóng có động năng lớn nhất ?
A. Vị trí M quả bóng có cả thế năng và động năng lớn nhất. B. Vị trí N quả bóng có cả thế năng và động năng lớn nhất.
C. Vị trí N quả bóng có thế năng lớn nhất, vị trí M quá bóng có động năng lớn nhất. D. Vị trí M quả bóng có thế năng lớn nhất, vị trí N quá bóng có động năng lớn nhất.
Câu 125:
VL0819CSH
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự chuyển hoá cơ năng ?
A. Trong quá trình chuyển động thế năng và động năng của vật không thể chuyển hoá qua lại lẫn nhau.
B. Trong quá trình chuyển động thế năng và động năng của vật có thể tự sinh ra cũng có thể tự mất đi.
C. Trong quá trình chuyển động thế năng và động năng của vật có thể cùng tăng hoặc cùng giảm..
D. Trong quá trình chuyển động thế năng và động năng của vật có thể chuyển hoá qua lại lẫn nhau.
PA: D
Câu 126:
VL0819CSH
Khi cung bắn mũi tên bay vút đi thì năng lượng đã được chuyển hoá từ dạng nào sang dạng nào ? Truyền từ vật nào sang vật nào ?
A. Động năng của cái cung được truyền tới mũi tên.
B. Thế năng đàn hồi của cánh cung chuyển hoá thành động năng của mũi tên. C. Thế năng đàn hồi của cánh cung chuyển hoá thành thế năng của mũi tên. D. Động năng của cánh cung chuyển hoá thành thế năng của mũi tên. PA: B
Câu 127:
VL0819CSVD
Quá trình chuyển hoá và truyền năng lượng diễn ra như thế nào khi nước chảy từ trên đập cao xuống làm quay tuốcbin máy thuỷ điện ?
A. Thế năng của nước ở trên đập cao chuyển hoá thành động năng của tuốc bin.
B. Thế năng của nước ở trên đập cao chuyển hoá thành động năng của dòng nước, dòng nước truyền động năng cho tuốcbin.
C. Động năng của dòng nước chảy trên đập cao chuyển thành thế năng dòng nước ròi lại chuyển hóa thành động năng của tuốcbin.
D. Thế năng của nước ở trên đập cao chuyển hoá thành động năng của dòng nước rồi lại chuyển hoá thành thế năng của tuôcbin.
PA: B
Câu 128:
VL0820CSB
Một viên bi lăn từ máng nghiêng xuống vận tốc sẽ thay đổi như thế nào? A. Vận tốc không thay đổi.
B. Vận tốc tăng dần. C. Vận tốc giảm dần.
PA: B
Câu 129:
VL0820CSH
Phát biểu nào sau đây không đúng về sự truyền áp lực, áp suất trong các chất ? A. Chất rắn truyền áp lực, áp suất theo một phương của áp lực.
B. Chất rắn truyền áp lực đi không đổi còn áp suất thay đổi phụ thuộc diện tích bị ép. C. Chất lỏng truyền áp suất đi nguyên ven theo mọi phương.
D. Chất lỏng truyền áp lực đi nguyên ven theo mọi phương. PA: D
Câu 130:
VL0820CSH
Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào không có công cơ học ? A. Một nghệ sĩ xiếc đang biểu diễn leo l ên chiếc cột thẳng đứng.
B. Một con ốc sên bám chặt vào bờ tường để khỏi rơi. C. Một chiếc ôtô đang chuyển động.
D. Một người đang cố gắng kéo một chiếc thuyền đi ngược dòng sông. PA: B
Câu 131:
VL0820CSH
Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động do quán tính ? A. Chuyển động của dòng nước đang chảy trên sông.
B. Một viên bi a đang lăn trên bàn. C. Một ôtô đang chạy trên đường.
D. Một quả chín đang rơi từ trên cao xuống. PA: B
Câu 132:
VL0820CSVD
Ba bình đựng nước A, B và C cùng một độ cao (hình vẽ). Phát biểu nào sau đây đúng khi so sánh áp suất nước tác dụng lên đáy ba bình ?
A. Áp suất nước tác dụng lên đáy bình A lớn nhất vì bình A đựng được nhiều nước nhất. B. Áp suất nước tác dụng lên đáy bình C lớn nhất vì bình C có diện tích đáy nhỏ nhất. C. Áp suất nước tác dụng lên đáy bình B lớn nhất vì bình B có diện tích đáy lớn nhất. D. Áp suất nước tác dụng lên đáy cả ba bình như nhau vì cùng đựng nước và cột nước cùng
độ cao.
Câu 133:
VL0820CSVD
Cho bình thông nhau gồm nhánh A chứa nước, nhánh B chứa dầu. Khi khoá K chưa mở, mực chất lỏng ở hai nhánh ngang nhau. Hỏi khi mở khoá K mực chất lỏng ở hai nhánh sẽ như thế nào?
A. Mực chất lỏng ở hai nhánh vẫn ngang nhau.
B. Mực dầu ở nhánh B cao hơn mực nước ở nhánh A do trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu, nước chảy bớt từ A sang B.
C. Mực nước ở A cao hơn mực dầu ở B do B chứa nhiều dầu hơn dầu chảy bớt sang nước. D. Không xác định được. PA: B A B dầu nước K