Thứ nhất : Nhà nước phải đổi mới hoàn thiện chính sách đảm bảo xã hội đối với giai cấp công nhân. Đây là vấn đề nổi lên hàng đầu trong tất cả các vấn đề của giai cấp công nhân nước ta hiện nay. Trong đó nổi bật là việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội.
Trước hết về việc làm, phải gắn kết được vấn đề đào tạo với phát triển quy hoạch các ngành nghề. Hiện nay các khu chế xuất, khu công nghiệp đang "bùng nổ" mạnh mẽ ở các nước dẫn đến nhu cầu lao động tăng cao, dự báo đến năm 2010 thành phố Hồ Chí Minh phải có thêm trên 300.000 lao động mới đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp. Đồng Nai dự báo đến năm 2010
cần tới 370.000 lao động… Trong khi đó vấn đề đào tạo dường như đang bị thả nổi, thiếu quy hoạch. Thực trạng đó dẫn đến chất lượng lao động thấp kém khiến năng suất lao động sẽ không cao và tất yếu thu nhập sẽ thấp khiến việc làm không ổn định. Về đời sống: Bao gồm một loạt vấn đề như thu nhập, giá trị thu nhập, điều kiện sống trong đó bao gồm cả điều kiện làm việc, nhà ở nhu cầu về hưởng thụ văn hóa học tập… Tất cả những vấn đề này hiện còn rất nhiều vấn đề bất cập, chắp vá, thiếu đồng bộ. Cần sớm nghiên cứu ban hành luật tiền lương tối thiểu, đề xuất xây dựng cơ chế thực hiện quy chế dân chủ trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước.Trong đó bức xúc nhất hiện nay là vấn đề nhà ở. Qua khảo sát điều tra cho thấy công nhân ở các khu công nghiệp hiện nay có đến 82,4% xuất thân từ nông dân ra thành phố làm ăn sinh sống. Trong đó gần 70% có nhu cầu thuê nhà ở gần nơi làm việc, nhưng doanh nghiệp mới đáp ứng được 3%. Rõ nhất là tại thành phố Hồ Chí Minh, hiện có 15 khu công nghiệp và khu chế xuất với khoảng 1.000 doanh nghiệp, sử dụng gần 200.000 công nhân, trong số đó, 60% công nhân từ các tỉnh đến làm việc… Như vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là chính quyền địa phương ở những nơi có khu công nghiệp, khu chế xuất khi xây dựng quy hoạch nhất thiết phải có một yêu cầu đặt ra là phải có quy định chi tiết về khu nhà ở cho công nhân và cùng với nó là những công trình thiết yếu chăm lo đến đời sống của người lao động như nhà văn hóa, nhà trẻ, trường học, bệnh viện vv…
Phải chú trọng chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động. Thực tế hiện nay cho thấy hầu hết công nhân lao động đều có nhu cầu hưởng thụ văn hóa thực sự nhưng đa số doanh nghiệp không quan tâm. Do vậy, nên công nhân đang nằm ngoài "vùng phủ sóng" văn hóa của địa phương, khiến hầu hết công nhân trong phần lớn các khu chế xuất, khu công nghiệp tự thui chột những nhu cầu cơ bản nhất, chính đáng nhất về sự hưởng thụ văn hóa. Theo kết quả điều tra cho thấy ngoài giờ làm việc chỉ có 41,6% số công nhân thỉnh thoảng xem truyền hình; 40,3% đọc báo; 29,6% nghe đài; có 14% đi xem phim, ca nhạc…
Thứ hai: Phải tăng cường xây dựng, củng cố lực lượng thanh tra lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và các doanh nghiệp để kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm luật lao động của giới chủ đối với công nhân. Trong đó đáng chú ý nhất là các thủ đoạn tăng giờ lao động, bớt xén tiền công của công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Thứ ba: Phải có giải pháp xây dựng tổ chức Công Đoàn thực sự vững mạnh, thật sự là tổ chức, đại diện quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động ở các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cần sớm nghiên cứu hình thành cơ chế để cán bộ công đoàn cơ sở ăn lương của tổ chức công đoàn, không kiêm nhiệm, không ăn lương của doanh nghiệp: phải trở thành một tổ chức có tính độc lập bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Thứ tư:Cần nghiên cứu bổ sung sửa đổi Bộ luật lao động thật phù hợp (phần về đình công) để luật đi vào cuộc sống, có chế tài cụ thể ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động và bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động và để công đoàn thể hiện vai trò của mình, tránh tình trạng để đình công diễn ra trái luật như hiện nay.
Thứ năm: Phải tăng cường tìm mọi giải pháp để xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đừng để tình trạng "trắng" Đảng viên như hiện nay. Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh, trong số 802 doanh nghiệp, với 14.000 công nhân trong các khu chế xuất, khu công nghiệp mới chỉ xây dựng được 8 chi bộ với 30 Đảng viên. Đây là điều đáng suy nghĩ trong cơ chế lãnh đạo xây dựng tổ chức Đảng của chúng ta hiện nay ở các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Thứ sáu: Phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật, đặc biệt là Luật Lao Động cho công nhân lao động, vì chỉ có biết thì Người Lao động mới nắm rõ được Luật pháp trong tay, giúp ích cho họ trong việc bảo vệ quyền lợi cho chính mình cũng như tránh được những hoạt động đình công bộc phát, gây ảnh hưởng đến lợi ích bản thân cũng như lợi ích của doanh nghiêp.
Kết luận.
Nền kinh tế ngày càng phát triển nên nó đã và đang tác động mạnh tạo nên mâu thuẫn và sự phức tạp phát sinh trong mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động ở nhiều doanh nghiệp, dẫn tới nhiều vụ tranh chấp lao động tập thể và đình công.
Không thể phủ nhận rằng đình công cũng là một biểu hiện của sự phát triển kinh tế xã hội, nó là một sản phẩm của nền kinh tế thị trường trong đó có thị trường lao động. Tuy nhiên do lịch sử và tình hình thực tế nên vấn đề đình công và giải quyết đình công còn nhiều bất cập. nguyên nhân là do sự yếu kém trong cách quản lý của nhà nước, sự bất công của NSDLĐ đối với NLĐ hoặc do sự thiếu hiểu biết của NLĐ bên cạnh đó tổ chức công đoàn của NLĐ chưa thực sự phát huy được hết trách nhiệm và khả năng của mình.
Để giải quyết các cuộc đình công, chúng ta cần tìm hiểu các nguyên nhân của nó, để đưa ra các biện pháp xử lý hợp pháp và hiệu quả đảm bảo ổn định quan hệ lao động - xã hội và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó, và đảm bảo quyền lợi cho người lao động - những người ở yếu hơn trong quan hệ lao động.
Bảng xếp loại thành viên trong nhóm 1. STT Họ và Tên. Mã Sinh Viên. Tự đánh giá. Nhóm đánh giá. Xếp loại thảo luận. Chữ ký. 1 Tạ Hữu Diệu. 2 Lê Đặng Trâm Anh 3 Trần Thị Vân Anh 4 5 6 7 8 9 10 Nhóm trưởng.