Uỷ ban nhân dân

Một phần của tài liệu chương 1 nhà nước XHCN việt nam và địa vị pháp lý của các cơ quan (Trang 65)

II. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ

Uỷ ban nhân dân

 Vị trí, chức năng

 Cơ cấu

 Hình thức hoạt động

Vị trí, chức năng

 “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân” (Điều 123 HP 1992).

 Là cơ quan chấp hành của HĐND, UBND chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên, đối với mọi hoạt động của mình nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.

 Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, UBND cấp dưới chịu sự chỉ đạo của UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo của Chính phủ.

Cơ cấu

 UBND được tổ chức ở cả 3 cấp hành chính

 UBND do HĐND cùng cấp bầu gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và uỷ viên. Chủ tịch UBND là đại biểu

HĐND; các thành viên khác của UBND không nhất thiết là đại biểu HĐND.

 UBND cấp tỉnh có từ chín đến mười một thành viên; UBND TP. Hà Nội và UBND TP. Hồ Chí Minh có không quá mười ba thành viên;

 UBND cấp huyện có từ bảy đến chín thành viên;

 UBND cấp xã có từ ba đến năm thành viên.

 Số lượng thành viên và số Phó Chủ tịch UBND của mỗi cấp do Chính phủ quyết định.

Hình thức hoạt động

 Phiên họp UBND

Một phần của tài liệu chương 1 nhà nước XHCN việt nam và địa vị pháp lý của các cơ quan (Trang 65)