- Thử phân tích ý nghĩa của từ điểm tựa trong đoạn thơ trên và so sánh với ý nghĩa của thuật ngữ điểm tựa trong bộ môn Vật
12. Cho các tiếng Hán Việt: bất (không,
chẳng), bí (kín), đa (nhiều), đề (nâng, nêu ra), gia (thêm vào), giáo (dạy bảo), hồi (về, trở lại), khai (mở,
khơi), quảng (rộng, rộng rãi), suy (sút, kém),thuần (ròng, không pha tạp), thủ (đầu, đầu tiên, người đứng
đầu), thuần (thật, chân thật, chân chất), thuần (dễ bảo, chịu khiến), thuỷ (nước), tư (riêng), trữ (chứa,
không có), xuất (đưa ra, cho ra), yếu (quan trọng). Với mỗi tiếng, hãy tìm hai từ ghép có chứa yếu tố đó.
Gợi ý: Chú ý phân biệt nghĩa của các yếu tố đồng âm (thuần) và
các tiếng gần nghĩa (bất – vô) để lựa chọn cho chính xác. Ví dụ: - thuần chủng, thuần khiết, thuần nhất, thuần tuý,… (thuần: ròng, không pha tạp); thuần hậu, thuần phác,… (thuần: thật, chân thật, chân chất); thuần dưỡng, thuần phục, thuần hoá,… (thuần: dễ bảo, chịu khiến).
- bất biến, bất khuất, bất bại, bất nhất, bất chính,… ; vô biên, vô
Kiến thức về truyện trung đại
1. Kiến thức cơ bản:
Số TT Tên văn bản (đoạn trích, tác phẩm) Tác giả
1 Chuyện người con gái Nam Xương Nguyễn Dữ
2 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Phạm Đình Hổ
3 Hoàng Lê nhất thống chí Ngô gia văn phái
5 Truyện Lục Vân Tiên Nguyễn Đình Chiểu
2. Vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ:
- Số phận bi kịch, đau khổ, oan khuất (nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương), bi kịch điển hình của người phụ nữ bị chà đạp nhân phẩm (nhân vật Thuý Kiều
trong Truyện Kiều).
- Vẻ đẹp của người phụ nữ: vẻ đẹp nhan sắc và tài năng (chị em Thuý Kiều), vẻ đẹp về tâm hồn, hiếu thảo, thuỷ chung (Vũ nương, Thúy Kiều), khát vọng tự do, công lý (Thuý Kiều).
3. Bộ mặ xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến:
- Ăn chơi xa hoa, truỵ lạc (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh). - Hèn nhát, xu nịnh ngoại bang (Hoàng Lê nhất thống chí).
4. Phân tích hình tượng các nhân vật: - Nguyễn Huệ: + Lòng yêu nước nồng nàn; + Quả cảm, tài trí; + Nhân cách cao đẹp. - Lục Vân Tiên:
+ Lí tưởng đạo đức cao đẹp;
+ Thể hiện quan điểm đạo đức Nho gia avf quan niệm đạo đức của nhân dân.
5. Nguyễn Du và Truyện Kiều:
- Nguyễn Du (1765-1820) quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc có truyền thống về văn học.
Cuộc đời Nguyên Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật: chế độ phong kiến
Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi.
Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, sau đó ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813-1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820 ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế.
- Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Ông có vốn sống phong phú, niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn cả bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Tập làm thơ tám chữ
Đoạn 1:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Nào đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Thế Lữ, Nhớ rừng) Đoạn 2:
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học. Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc, Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
(Bằng Việt, Bếp lửa) Đoạn 3:
Yêu biết mấy, những dòng sông bát ngát
Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non
Yêu biết mấy, những con đường ca hát
Qua công trường mới dựng mái nhà son! Yêu biết mấy, những bước đi dáng đứng
Của đời ta chập chững buổi đầu tiên
Tập làm chủ, tập làm người xây dựng
(Tố Hữu, Mùa thu mới)
Gợi ý: Thể thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng có tám chữ.