PHẦN III: TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế (Trang 26 - 30)

II/ Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

PHẦN III: TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY

Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 13, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Mục tiêu tổng quát của năm 2012 là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Chỉ tiêu lạm phát năm 2012, phấn đấu kiềm chế lạm phát dưới 10%, các năm sau thấp hơn, đến năm 2015 lạm phát khoảng 5-7%. Chỉ tiêu tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 tăng GDP khoảng 6-6,5% (trong giai đoạn 5 năm 2011-2015, tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,5-7%, phấn đấu đạt 7%); bội chi ngân sách nhà nước bằng 4,8% GDP, các năm sau giảm dần để đến năm 2015 giảm xuống còn 4,5%; đến năm 2015, nợ công khoảng 60-65% GDP; tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 dự kiến tăng khoảng 12-13% so với năm 2011; nhập siêu 11,5-12% tổng kim ngạch xuất khẩu (phấn đấu đến năm 2015, nhập siêu khoảng 10%); tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2012 bằng khoảng 33,5-34% GDP, bình quân 5 năm 33,5-35% GDP.

Kết quả đạt được cuối năm 2011, nhất là 6 tháng đầu năm 2012, đã cho thấy kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu khởi sắc và bắt đầu có tăng trưởng vững chắc.

− CPI trong 6 tháng đầu năm 2012 đã ở mức thấp, nếu không có biến cố gì xảy ra thì CPI cả năm chỉ ở mức 7-8% và sang năm tới còn có thể xuống nữa.Biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của các tháng so với cùng kỳ năm 2011

− Về tăng trưởng chúng ta khả năng duy trì được ở mức 6%, đem lại niềm tin về sự ổn định kinh tế vĩ mô.

− Chỉ số tồn kho có xu hướng giảm dần, từ 34,9% trong tháng 3 giảm xuống lần lượt là 32,1% và 29,4% trong tháng 4 và tháng 5, đến tháng 6 giảm xuống 26% so với cùng thời điểm năm trước.

− Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển tương đối ổn định. Giá trị sản xuất toàn ngành ước tính tăng 3,8%. Trong đó nông nghiệp tăng 3%, lâm nghiệp tăng 5,7%, thủy sản tăng 5,8%.

− Khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển khá. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2012 ước tính tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2011. Hoạt động du lịch tiếp tục diễn ra sôi động, 6 tháng đầu năm 2012, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước trên 3,36 triệu lượt, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2011.

− Trong 6 tháng đầu năm 2012, cơ bản đã giải quyết việc làm cho khoảng 735.000 lao động, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 45,9% chỉ tiêu kế hoạch năm.

Dấu hiệu phục hồi còn được biểu hiện các góc độ khác nhau, như: tăng trưởng GDP của quý II với tốc độ cao hơn quý I (4,66% so với 4%). Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng 4,52% so với 2,94% và nhóm ngành dịch vụ tăng 5,83% so với 5,31%). Ngành công nghiệp nếu quý I tăng 4,03% thì quý II đã tăng cao hơn, nên tính chung 6 tháng đã tăng 4,76%, trong đó ngành tăng nhiều nhất là công nghiệp chế biến tăng 3,85% so với tăng 3,04%. Lãi suất huy động đã giảm nhanh từ 14% xuống còn 9%. Nhập siêu giảm về kim ngạch tuyệt đối, cả về tỷ lệ nhập siêu, góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoái hối, ổn định tỷ giá (6 tháng đã giảm 0,8%); giá vàng giảm (6 tháng giảm 7,51%).

Chỉ số giá tiêu dùng cả nước

Lạm phát đã được kiềm chế, kinh tế vĩ mô bước đầu được ổn định, tăng trưởng kinh tế đã có dấu hiệu thoát đáy vượt dốc đi lên. Đạt được kết quả trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố quan trọng thuộc về mặt điều hành. Mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát đã được đề ra sớm, việc thực hiện đã kiên trì, nhất quán và quyết liệt. Khi lạm phát đã được kiềm chế, Chính phủ đã liên tục yêu cầu giảm lãi suất và đã ban hành Nghị quyết 13 về những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, hỗ trợ thị trường, vừa để thực hiện mục tiêu tăng trưởng hợp lý, vừa phù hợp với nguồn lực, vừa phù hợp với việc khẩn trương đẩy mạnh tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, vừa tránh được việc lặp lại lạm phát cao (hai năm tăng cao, một năm tăng thấp hơn) trong 8 năm qua.

Một phần của tài liệu Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w