Chiến lược sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối tại công ty Cổ phần Hatashi Việt Nam (Trang 61)

- Đảm bảo chất lượng và số lượng hàng hóa.

- Duy trì và làm tốt việc áp dụng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng.

- Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh và phát triển thêm những loại sản phẩm mới phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường.

- Phát triển hơn nữa dịch vụ miễn phí cho khách hàng: giao hàng tận nơi, giao hàng ngoài giờ.

- Thu thập thông tin từ phía khách hàng về sản phẩm và sau đó cải tiến, thay thế các sản phẩm cho phù hợp.

3.3.3.3. Chính sách xúc tiến hỗn hợp.

Thực tế cho thấy hàng hoá sẽ tiêu thụ tốt hơn nếu có sự hỗ trợ của chính sách xúc tiến hỗn hợp. Chính sách xúc tiến hỗn hợp bao gồm một số yếu tố căn bản như : quảng cáo, khuyến mại, quà tặng ngày tết ...

Về quảng cáo công ty phải tăng cường quảng cáo trên báo chí, truyền hình của các tỉnh mà công ty đang đi sâu và mở rộng thị trường. Đồng thời tại các đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ phải treo những biển quảng cáo đẹp vào vị trí thu hút được mọi người chú ý cao. Công ty cần lắp đặt thêm những biển quảng cáo ngoài trời lớn ở các trung tâm kinh tế sôi động của các tỉnh để gây ấn tượng cho sản phẩm của mình.

Công ty cần tổ chức các đợt khuyến mại nhân các ngày lễ tết nhằm thu hút và giữ khách hàng cần phải khuyến mại giảm giá đối với các nhân, tổ chức mua với số lượng lớn trong năm.

Ngân sách của công ty được trích ra 2% của doanh thu để chi cho các chi phí xúc tiến hỗn hợp.

3.3.4. Chính sách tồn kho.

Với hệ thống mạng công ty hoàn toàn có thể kiểm soát được tình hình tiêu thụ của các hệ thông thành viên kênh. Qua đó thường xuyên cập nhật và đưa các dự báo. Để đảm bảo mức hàng không tồn quá nhiều làm tăng chi phí lưu kho hay đặt hàng quá ít để dẫn tới cháy hàng. Cần có chính sách hoạch định lưọng hàng lưu kho :

Hiện tại, công ty đang thực hiện chính sách dự báo hàng lưu kho bằng cách; chỉ trữ hàng tại kho vào mùa mà thời tiết không thuận lợi đề phòng trường hợp không lấy được hàng. Còn vào mùa kinh doanh vật liệu xây dựng thì gần như không có tồn kho bởi: nhu cầu được đưa lên bởi các trung gian phân phối, các trung gian này bám sát thực tế tình hình thị trường để đưa ra dự đoán nhưng : Lấy hàng thường xuyên, giảm lưu kho nhưng lại đẩy chi phí lên cao.Trong những năm qua công ty hết sức tiết kiệm chi phí( chí phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp…) nhưng tất cả không bù đắp được sự tăng gía của xăng dầu-nguyên nhân làm giá vận chuyển tăng lên rất nhiều.Do đó đề xuất đưa ra là nên có sự tính toán dự trữ lượng hàng tại kho theo một số lượng nhất định tiết kiệm chi phí vận chuyển.

Chi phí vận chuyển bằng =lượng hàng vận chuyển x số km đường vận chuyển

Chi phí lên cao ảnh hưởng trực tiếp đên doanh thu của doanh nghiệp,

ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của công ty. Do đó, 2 cách làm giảm chi phí:Dự báo tốt lượng hàng lưu kho và thứ hai là có sắp xếp hợp lý nơi trữ hàng ở các khu vực thuận lợi cho vận chuyển và tiết kiệm đường đi.

KẾT LUẬN

Hiện nay vấn đề quản trị kênh ở các doanh nghiệp Việt Nam chưa được chú trọng nhiều, nó góp phần rất lớn cho sự thành công của doanh nghiệp nhưng lại bị xem nhẹ đầu tư ít. Khi các doanh nghiệp nước ngoài vào, với nguồn lực tài chính vững mạnh, các đối thủ sẽ đầu tư thiết lập một hệ thống kênh phân phối hiện đại họ sẽ thu hút được các nhà phân phối bằng những chiêu khuyến khích rất hấp dẫn.

Phân phối là một vấn đề được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp thương mại trong bối cảnh hiện nay. Chính vì vậy, hoàn thiện chính sách phân phối xi măng của công ty Cổ phần Hatashi Việt Nam trên thị trường miền Trung Tây Nguyên là công việc hết sức cấp bách. Mặc dù công ty Cổ phần Hatashi Việt Nam là công ty đã có bề dày kinh nghiệm về phân phối xi măng trên thị trường miềnTrung Tây Nguyên, nhưng công ty Cổ phần Hatashi Việt

Nam không tránh khỏi những hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật, các thành viên trong gian mới, các nhân viên mới thiếu kinh nghiệm.

Qua thời gian thực tập ở công ty Cổ phần Hatashi Việt Nam, em thấy hiện công ty làm ăn tốt, mặc dù doanh thu có sụt giảm, lợi nhuận có giảm nhưng đó cũng là ảnh tình trạng chung các doanh nghiệp khác đang phải chịu do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế. Qua nghiên cứu hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty em thấy, công ty cũng đang triển khai những chính sách kênh: chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, khen thưởng, thi đua…nhưng hoạt động đó chưa đủ để tạo lợi thế cạnh tranh mạnh nhất là trong thời nhập cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Với những gì học được em mạnh dạn đề xuất ra mốt số giải pháp, hy vọng nó phù hợp với tình hình thực tế của công ty.

Do chỉ nghiên cứu lý thuyết, chưa có kinh nghiệm thực tế nên đề tại có mắc phải một số sai sót, mong thầy cô và các anh chị trong công ty góp ý cho em có thể hiểu rõ được vấn đề hơn. Để hoàn thành đề tài thực tập em được sự giúp đỡ rất nhiều từ Cô giáo Phan Thị Bình Minh đã hướng dẫn trực tiếp em khoá thực tập, sự tận tình chỉ bảo của các cô chú, anh chị trong phòng kế hoạch thị trường tại Công ty Cổ phần Hatashi Việt Nam.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quản trị hệ thống kênh phân phối sản phẩm,

của Trương Đình Chiến - GS.TS Nguyễn Văn Thường.

2. Giáo trình Marketing căn bản của trường học viên Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông

Chủ biên: TS.Nguyễn Thượng Thái – NXB Bưu Điện – 2007. 3. Marketing căn bản của Philip Kolter.

5. Một số văn bản quy định quy chế và tổ chức hoạt động của Công ty Cổ phần Hatashi Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối tại công ty Cổ phần Hatashi Việt Nam (Trang 61)