Các bằng chứngthực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hố

Một phần của tài liệu MỐI QUAN hệ GIỮA lạm PHÁT và tỷ GIÁ hối đoái (Trang 25 - 30)

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁ

2.4. Các bằng chứngthực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hố

không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nứơc ngoài trong khi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nứơc. Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng. Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng.

2.4. Các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giáhối đoái hối đoái

- Ilan Goldfajn và Sergio R.C. Werlang (1998) trong một nghiên cứu thực nghiệm về Cơ chế truyền dẫn từ sự sụt giảm tỷ giá đến lạm phát theo khung dữ liệu bảng đã thấy rằng có mối quan hệ giữa sự sụt giảm tỷ giá hối đoái và lạm phát. Bài nghiên cứu của 2 tác giả này sử dụng số liệu thu thập từ 71 quốc gia trong giai đoạn 1980-1998. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các nhân tố chính quyết định đến hệ số truyền dẫn từ sụt giảm (hoặc sự gia tăng) tỷ giá hối đoái đến lạm phát bao gồm các yếu tố mang tính chu kỳ cấu thành đầu ra của nền kinh tế, mức độ mở cửa kinh tế, mức độ định giá cao tỷ giá hối đoái thực ban đầu (RER – Real Exchange rate), tỷ lệ lạm phát ban đầu (Initial inflation). Trong

bài nghiên cứu này, tác giả đã tìm ra hệ số truyền dẫn tăng khi thời gian đo lường tăng lên và đạt đến đỉnh điểm tại thời điểm 12 tháng. Tác giả cũng chỉ ra sự sai lệch trong việc đánh giá tỷ giá hối đoái thực là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lạm phát tại các quốc gia thị trường mới nổi trong khi tỷ lệ lạm phát ban đầu là nhân tố quan trọng nhất đối với các quốc gia phát triển. Bằng cách sử dụng mô hình ước tính, bài nghiên cứu của hai tác giả này dự báo một tỷ lệ lạm phát hơi cao hơn một chút so với thực tế quan sát được trong nhiều trường hợp các quốc gia bị sụt giảm tỷ giá hối đoái mạnh, thậm chí ngay cả khi có tính đến những phương pháp ước tính kỳ vọng tỷ giá hối đoái. Điều này cho thấy rằng các nhà hoạch định chính sách nên thận trọng khi sử dụng các mô hình trong quá khứ để dự báo tỷ lệ lạm phát sau khi tỷ giá hối đoái bị mất giá mạnh.

- Agnès Belaisch (2003), nghiên cứu Cơ chế truyền dẫn Tỷ giá hối đoái tại Brazil. Ông kết luận rằng: (1) Sau 2 quý xảy ra cú shock về tỷ giá thì sẽ tác động đến giá tiêu dùng (consumer prices), với tỷ lệ tương ứng là 6% sau 2 quý và 17% sau 1 năm.

Năm 2006 Takatoshi Ito và Kiyotaka Sato (2006) đã thực hiện một nghiên cứu về sự thay đổi tỷ giá và lạm phát trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế Châu Á (Exchage rate changes and Inflation in Post – Crisis Asian Economies) bằng cách sử dụng mô hình VAR phân tích cơ chế truyền dẫn trong tỷ giá (VAR Analysis of the Exchange Rate Pass – Through). Kết quả bài nghiên cứu này cho thấy rằng (1) Hệ số truyền dẫn từ tỷ giá hối đoái tới giá nhập khẩu (import price) là khá cao trong nền kinh tế khủng hoảng lớn; (2) Hệ số truyền dẫn từ tỷ giá tới chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Costumer Price Index) là thấp. Điều này hàm ý rằng tỷ giá hối đoái tác động không lớn tới lạm phát của các quốc gia Châu Á trong giai đoạn khủng hoảng;

- Michele Ca’ Zorzi, Elke Hahn vàMarcelo Sánchez (2007) thực hiện nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn từ tỷ giá hối đoái trong các nền kinh tế mới nổi (Exchange rate pass through in emerging market). Tác giả kiểm định trong 12 nền kinh tế mới nổi ở Châu Á, Mỹ Latin, Trung và Đông Âu. Bằng cách sử dụng

mô hình tự hồi quy vector (Vector Autoregressive Model) tác giả đã thấy rằng: Hệ số truyền dẫn đến chỉ số giá CPI và nhập khẩu ở các quốc gia này cao hơn với những nước có nền kinh tế phát triển; Ở các nền kinh tế mới nổi có lạm phát ở mức một con số, hệ số truyền dẫn tới Chỉ số giá tiêu dùng CPI và nhập khẩu là khá thấp và cũng không giống như các quốc gia có nền kinh tế đã phát triển; Bài nghiên cứu cũng tìm ra được mối tương quan mạnh giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát.

- Võ Văn Minh (2009) trong một nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn của tỷ giá hối đoái và tác động tới lạm phát Việt Nam (Exchang rate pass – through and its implications for inflation in Vietnam) đã chỉ ra rằng: hệ số truyền dẫn tỷ giá hối đoái trong năm đầu tiên là 0,61, hệ số này là tương đương với các nền kinh tế giống Việt Nam; Bài viết cũng chỉ ra rằng sau cú shock về tỷ giá thì sau 5 đến 7 tháng sau mới tác động tới nhập khẩu; ngoài ra bài nghiên cứu còn cho thấy chỉ số giá tiêu dùng CPI (Costumer price index) sẽ bị tác động sau 10 tháng khi xảy ra cú shock về tỷ giá. Và trong vòng 15 tháng kẻ từ lúc xảy ra cú shock về tỷ giá thì sẽ không còn tác động đến Chỉ số giá tiều dùng CPI và giá nhập khẩu (import price).

Ngoài ra còn có những bài nghiên cứu lớn về hệ số truyền dẫn từ giảm tỷ giá hối đoái đến lạm phát (Dornbusch năm 1987, Feenstra et al 1994, 1989 Fisher, Goldberg và các cộng sự năm 1997, và Klein năm 1990). Ngoài ra còn có một số công trình thực nghiệm về hệ số truyền dẫn cho quốc gia, khu vực cụ thể (Amitrano và cộng sự năm 1997 và những người khác).

Tóm lại, có rất nhiều nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn từ sự sụt giảm tỷ

giá đến lạm phát. Các kết quả nghiên cứu này là không giống nhau do sự khác biệt về chọn mẫu các quốc gia nghiên cứu, thời điểm mà các tác giả thực hiện nghiên cứu, mô hình mà các tác giả này sử dụng… Nhưng tất cả các nghiên cứu này đều cho thấy rằng có sự tác động giữa sụt giảm tỷ giá hối đoái (hoặc tăng giá) tới Chỉ số giá tiều dùng CPI, lạm phát và giá nhập khẩu (price import). Đây

là một bằng chứng quan trọng đề chúng tôi xây dựng mô hình nghiên cứu “Cơ chế truyền dẫn từ sự sụt giảm tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam”.

-Theo thuyết “Ngang giá sức mua”:Về mặt lý thuyết được nhiều nhà kinh tế học thừa nhận, mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát có thể được giải thích theo thuyết “Ngang giá sức mua” (Purchasing Power Parity theory), mối quan hệ đó được phát biểu như sau: Khi mức độ phá giá của tiền tệ lớn hơn sự mất giá của hàng hóa, lạm phát sẽ gia tăng. Khi mức độ mất giá của tiền tệ thấp hơn sự mất giá của hang hóa, lạm phát sẽ được hạn chế. Bởi vậy, khi lạm phát trầm trọng, tăng tỷ giá có thể hạn chế được lạm phát.

Giả sử tại thời điểm 01/01/2011, tỷ giá giữa VND và USD là 20.000VND/USD. Theo thuyết “Ngang giá Sức Mua“, tỷ giá giữa hai đồng tiền sẽ được điều chỉnh, sao cho giá của cùng một loại hàng hóa ở hai nước thì có mức giá ngang bằng nhau. Do vậy, giá cà phê ở hai thị trường Mỹ và VN phải tương đương nhau. Tức là 1kg cà phê ở Mỹ có giá là 2USD, tương ứng với 40.000VN ở thị trường VN.

Giả sử đến ngày 01/6/2011, dự đoán giá cà phê tại thị trường VN giảm xuống còn 35.000VND/kg, tương ứng với 1.75USD/kg tại Mỹ (tỷ giá 20.000VND/USD). Tuy nhiên, vào ngày 2/6/2011, tỷ giá USD/VND được điều chỉnh lên 24.000VND. Để đảm bảo việc đem cà phê từ VN sang bán ở Mỹ không đem lại lợi ích kinh tế do chênh lệnh giá, khi đó giá cà phê ở VN sẽ tăng lên 42.000VND/kg. Kết quả là việc đem 1kg cà phê giá 42.000VND sang Mỹ bán với giá 1.75USD, sau đó đổi lấy 42.000VND với tỷ giá 24.000VND/USD là vô nghĩa về mặt lợi ích kinh tế. Qua đó cho thấy, mặc dù cà phê bị mất giá tuy nhiên VND bị mất giá mạnh hơn nên, kết quả là lạm phát tăng.

Cũng giả sử đến 01/6/2011, kinh tế VN lạm phát 25% (tác động lên tất cả các mặt hàng, trong đó có cà phê) khiến giá cà phê tăng lên 50.000VND/kg, trong khi đó kinh tế Mỹ không xảy ra lạm phát, cà phê vẫn ở mức 2USD/kg. Lúc này, theo thuyết “Ngang giá Sức Mua”, 2USD phải có giá trị ngang với 50.000VND, nên tỷ giá USD/VND được điều chỉnh lên mức 25.000VND/USD.

Tuy nhiên nếu như, tỷ giá được siết chặt ở mức 22.500VND/USD, khi đó theo thuyết “Ngang giá Sức Mua” 2 USD sẽ tương đương với 45.000VND. Và do vậy, việc đem cà phê từ Mỹ sang VN bán để hưởng chênh lệch (mua cà phê giá 2USD/kg từ Mỹ sang bánVN thu về 50.000VND, quy đổi sang USD với tỷ giá 22.500VND/USD sẽ là ~2.22USD) sẽ diễn ra. Kết quả là giá cà phê ở thị trường VN sẽ giảm xuống (giả sử là 45.000VND/kg) và lạm phát được hạn chế ở mức 12.5%.

Tuy nhiên, lý luận về mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát nói trên đến nay không còn phù hợp với thực tế, việc tăng tỷ giá không những không giảm được lạm phát, ngược lại, khi tăng tỷ giá lên một mức nhất định có thể gây ra khủng hoảng tiền tệ. Việc tăng tỷ giá quá mức cũng có thể làm cho nền kinh tế bị rối loạn, lạm phát sẽ chuyển thành giảm phát. Bởi vậy, việc sử dụng chính sách tỷ giá để ổn định tiền tệ hoặc hạn chế lạm phát cần thận trọng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bài viêt của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thái Hưng – Học viên ngân hàng ( http://www.hvnh.edu.vn/magazine/501/1897 )

- Website: (http://phanthanhhung.wordpress.com/2012/04/20/cac-bằng-chứng- thực-nghiện-về-mối-quan-hệ-giữa-lạm-phat-va-tỷ-gia-hối-doai/)

Một phần của tài liệu MỐI QUAN hệ GIỮA lạm PHÁT và tỷ GIÁ hối đoái (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w