thưởng công bằng kịp thời.
Trong việc tổ chức, triển khai các HĐGD, người CBQL trường học luôn bám
sát, theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động ngoài giờ nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh, cần có tổng kết đánh giá khách quan công bằng, có phần thưởng kịp thời với những tập thể, cá nhân có thành tích. Đồng thời nghiêm khắc với những biểu hiện không tốt ảnh hưởng đến mục tiêu giáo dục của nhà trường.
a, Nội dung đánh giá:
- Đánh giá quá trình rèn luyện của cá nhân mỗi họi sinh về ý thức, thái độ và sự đóng góp của mỗi em trong việc tham gia hoạt động chung của tập thể. Đó là ý thức tổ chức kỷ luật, là thái độ tích cực hay thờ ơ đối với hoạt động. Bên cạnh đó cần đánh giá cả những tiêu chí đánh giá mới, được hình thành qua các hoạt động. Líp 11A trường THPT CCL-KB-HB có em Nguyễn Văn An không may bị ngã gãy chân tại lớp. Thầy cô và các bạn trong lớp chứng kiến hai thái độ: Một số em thường ngày rất nghịch, thậm chí xếp vào loại học sinh "cá biệt", hạnh kiểm TB,Y ở lớp nhưng khi thấy bạn An bị ngã, các em sẵn sàng xé áo may ô băng bó cho bạn , gọi xích lô tới bệnh viện chăm sóc bạn chu đáo. Mỗi người một việc đâu vào đấy .
Còn các em khác thường ngày được xếp đạo đức tốt, được khen ngoan lại tò mò nhìn ra, không biết làm gì. Thậm chí khi An bị ngã, một số em ( hạnh kiểm tốt) vẫn ngồi học bình thường như không có chuyện gì sảy ra .
Chứng kiến cảnh đó, cô chủ nhiệm lớp không khỏi suy nghĩ về cấch đánh giá xếp loại học sinh. Thông thường tính cách được bộc lộ rõ nhất thông qua các HĐ thực tế. Qua tham gia và thái đọ tham gia. Để đánh giá học sinh toàn diện cần có sự quan tâm đến học sinh, kết hợp theo dõi các HĐ nội khoá và cả ngoại khoá. Buổi chào cờ sáng thứ hai, lớp đã đề nghị thầy hiệu trưởng tuyên dương 3 học sinh có hành động tốt đẹp, thể hiện nhân cách người học sinh của ngôi trường mang tên Cù Chính Lan.
b, Các hình thức đánh giá.
- Có thể xây dựng phiếu đánh giá cho một hoạt động để thu lượm thông tin về một yêu cầu nào đó. Chẳng hạn: đánh giá về tác dụng của hoạt động đối với bản thân học sinh, với tập thể lớp.
- Mõi học sinh tự đánh giá bằng cách trao đổi miệng hoặc viết thu hoạch, viết cảm xúc, bằng phiếu tự đánh giá theo tiêu chuẩn chung sau mỗi hoạt động .
- Tập thể học sinh đánh giá mỗi cá nhân thông qua sù trao đổi về những thu hoạch của cá nhân hoặc sự bình bầu, nhận xét đóng góp của mỗi người.
- Giáo viên chủ nhiệm đánh giá thông qua các kênh thông tin: + Nhận xét của tập thể học sinh, của các giáo viên khác. + Quan sát trực tiếp
+ Công khai kết quả đánh giá trước học sinh.
Đánh giá quá trình rèn luyện của cá nhân mỗi học sinh về ý thức, thái độ và sự đóng góp của mỗi em trong việc tham gia hoạt động chung của tập thể. Đó là ý thức tổ chức kỷ luật, là thái độ tích cực hay thờ ơ đối với HĐ, là sự chủ động và sáng tạo, là tinh thần hợp tác giúp đỡ nhau trong hoạt động.
Điều lưu ý với người đánh giá là dù đánh giá theo hình thức nào thì đích cần đạt cũng là khuyến khích sự tham gia, sự đóng góp của mỗi cá nhân trước tập thể,
khích lệ sự đoàn kết, đồng thời phải đảm bảo quyền trẻ em trong dánh giá (điều này đã có chỉ đạo từ bộ GD-ĐT, đây cũng là điều lưu ý với các trường phổ thông). Từ đó động viên phong trào, khẳng định được sự trưởng thành của học sinh về nhận thức, kỹ năng và thái độ thông qua các hoạt động . Làm được nh vậy chính là đã góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung và mục tiêu giáo dục đạo đức trong các trường học.