CHƯƠNG 3– Các kêt luận và đề xuất với vấn đề tăng cường năng lực cạnh tranh hoạt động giao nhận vận tải hàng hoá bằng đường
3.2. Những giải pháp nhằm tăng cường sức cạnh tranh của hoạt động giao nhận vận tải đường biển
vận tải đường biển
3.2.1 Giải pháp từ phía công ty Vinatrans
a.Các giải pháp về mặt nghiệp vụ
Hoàn thiện khâu bố trí phương tiện vận tải nội địa
Vì chưa thể tự chủ phương tiện vận tải nội địa nên công ty rất bị động trong khâu đi gom hàng hoặc nhận hàng gửi của khách. Đối với giao hàng xuất khẩu nguyên container rỗng về nơi của người sản xuất hoặc kho của công ty tại Hà Nội. Đối với giao hàng lẻ , công ty cũng phải thuê xe gom hàng từ các địa điểm khác nhau của khách gửi hàng . Công ty phụ thuộc rất nhiều vào các hãng vận tải nội địa mà công ty ký hợp đồng chở hàng. Trong dịp cao điểm , việc bố trí phương tiện vận tải rất khó khăn và phức tạp , gây khó chịu cho khách hàng và làm chậm tiến độ giao hàng xuất khẩu.
Tuy nhiên , đây không phải là khó khăn có thể giải quyết ngay trong thời gian tới. Ngay lúc này công ty chỉ có thể xây dựng mối quan hệ tốt với các hãng vận tải nội địa để giành được quyền ưu tiên vận tải trong những thời điểm căng thẳng. Về lâu dài , công ty cần đầu tư mua sắm các phương tiện vận tải nội địa như xe chở hàng , đầu kéo container mọtt cách phù hợp với quy mô hoạt động nhằm tăng tính chủ động , rút ngắn thời gian nhận hàng.
Nhận và kiểm tra hàng hóa theo đúng hợp đồng đã ký kết là việc làm hết sức cần thiết để tránh những sai sót và kiện cáo của các bên liên quan về sau. Hàng hóa cần được kiểm tra kỹ xem có phù hợp về chất lượng , phù hợp với các chứng từ được giao , đồng thời có đúng với những điều khoản của hợp đồng hay không. Khâu kiểm hóa có thực hiện tốt thì mới đảm bảo cho công ty bảo vệ được quyền lợi của mình vì đã có căn cứ xác nhận khi có vấn đề phát sinh đối với chất lượng , số lượng hàng hóa.
Kiểm hàng trong quá trình nhận hàng phải hết sức chính xác. Nhân viên cần kiểm tra tên hàng xem có đúng hợp đồng , so sánh , đối chiếu cẩn thận với packing list vì danh mục hàng hóa thường dài , nhiều loại hàng khác nhau nên rất dễ bị nhầm lẫn . Số lượng và chất lượng hàng là hai yếu tố cần thiết được đặc biệt quan tâm . Nhân viên công ty sẽ phải căn cứ vào bản hợp đồng và các chứng từ có liên quan để kiểm lại cho chính xác, xem có khớp với lượng và quy cách phẩm chất hàng hóa được giao nhận như đã ký kết trong hợp đồng hay không. Quá trình kiểm hàng cần kiểm tra một số mẫu tiêu biểu để đảm bảo trọng lượng và khối lượng hàng không có sai lệch ngoài phạm vi cho phép. Đối với những hàng hóa đang trong quá trình chờ xếp hàng lên phương tiện hoặc trong lúc trước khi hàng gom vào container thì việc kiểm hàng trước khi lưu kho để bảo quản hàng hóa cần được nhân viên giao nhận của công ty hết sức chú ý , nhất là đối với các loại hàng hóa có tính dễ hỏng , dễ bị tác động của môi trường bên ngoài như tính hút ẩm cao , dễ bị ăn mòn ,oxi hóa … để có những giải pháp bảo vệ kịp thời.
Hoàn thiện khâu làm thủ tục hải quan.
Khi tiến hàng tra và áp danh mục thuế để khai nộp thuế hải quan , nhân viên công ty cần nâng cao tính cẩn thận , kiểm tra kỹ , tránh áp thuế sai, gây phiền hà khi làm thủ tục. Nhân viên công ty phải thường xuyên theo dõi , cập nhật những văn bản hướng dẫn thực hiện việc áp dụng biểu thuế , danh mục hàng hoá xuất khẩu của nhà nước, danh mục biểu thuế riêng của hải quan cho các mặt hàng giao nhận. Đặc biệt chú ý đến danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu được ban hành kèm theo nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của chính phủ. Nghiên cứu kỹ luật hàng hải số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sử đổi, nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 , hướng dẫn tại thông tư số 112/2005/TT-BTC về thủ tục hải quan, kiểm tra. Chủ động liên lạc và phối hợp với cán bộ kiểm hóa thực hiện tốt các bước kiểm tra để đảm bảo hàng
hóa được giao cho tàu đúng về thời gian . Phân công các cán bộ phụ trách có kinh nghiệm , nắm vững được mặt hàng giao nhận và có sự chuẩn bị tốt cho các phương án giải trình trong trường hợp bị hải quan chất vấn.
Hoàn thiện khâu chuẩn bị chứng từ.
Chuẩn bị chứng từ cần thiết để làm thủ tục khai báo hải quan , giao hàng , kiểm hàng , đổi lấy chứng từ vận tải nên chứng từ là một phần không thể thiếu được của bất cứ một hợp đồng giao nhận nào của công ty. Không có đủ chứng từ cần thiết , công ty sẽ không thể giao nhận đúng thời hạn. Các nguyên nhân dẫn tới sai sót trong khâu này có thể xuất phát từ nhiều phía như do khách hàng giao thiếu , do không cập nhật kịp thời các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động giao nhận. Dù với nguyên do nào , công ty cũng phải chủ động tìm cách khắc phục , kinh nghiệm lâu năm và kiến thức chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên chính là nền tảng để hoàn thiện khâu hoạt động này.
Một số giải pháp có thể áp dụng như : Phân công người theo dõi cập nhật thông tin thay đổi liên quan đến việc giao nhận từ các phía cơ quan chức năng để kịp thời phổ biến hoặc có những bổ sung điều chỉnh phù hợp các chứng từ cần thiết. Đưa ra những hình thức khiển trách hoặc kỹ luật tương xứng với những nhân viên thiếu trách nhiệm và ngược lại.
Hoàn thiện khâu giao hàng cho cảng và tàu.
Lên lịch giao hàng phù hợp với giờ tàu đến cảng . Theo dõi sát diễn biến , hành trình của tàu chuyên chở để có thông tin sớm nhất , kịp thời có những ứng phó khi cần thiết. Nên cân nhắc cử ra một người lãnh đạo phụ trách hợp đồng giao nhận để người này chị trách nhiệm giám sát , kiểm tra , theo dõi ,đôn đốc , liên kết các khâu trong quy trình giao nhận hàng được thuận lợi , kịp tiến độ.
Tạo dựng mối quan hệ tốt hơn nữa với cảng vụ để khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc bố trí phương tiện và nhân sự giao hàng lên tàu như hiện nay. Trong trường hợp gấp rút , có thể áp dụng mức thưởng phát bốc dỡ cao để đẩy nhanh tiến độ giao hàng lên tàu của cảng .
b. .Các giải pháp khác
Xây dựng chính sách hợp lý nhằm hạn chế tính thời vụ trong kinh doanh giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu đương biển.Cần thực hiện các biện pháp như giảm giá
trong thời gian ít khách ,hoặc đưa ra các dịch vụ tư vấn miễn phí liên quan đến hoạt động vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu.Mở rộng liên doanh,liên kết với các hãng tàu biển nước ngoài tận dụng vốn,công nghệ.Phát triển nguồn nhân lực theo hướng chính quy chuyên nghiêp,không ngừng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại
3.2.3. Các đề xuất với ngành giao thông vận tải,các hiệp hội liên quan và nhà nước
a.Đề xuất với bộ giao thông vận tải
Trước tình trạng về giao thông vận tải của Việt Nam hiện nay ,bộ giao thông vận tải cần có một chiến lược thích hợp để phát triển ngành giao thông vận tải phục vụ cho hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu.
Cho đến nay ,mặc dù nước ta đã chú trọng nâng cấp và xây dựng mới với khối lượng vốn không nhỏ nhưng chúng ta đang sử dụng một hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông trong tình trạng còn nhiều yếu kém.Nước ta vẫn chưa có đường cao tốc đủ chất lượng ,đạt tiêu chuẩn ,thiếu hệ thống cảng nước sâu hiện đại trong khi nước ta có gần 200 cảng biển lớn nhỏ được đưa vào danh mục cảng biển Việt Nam.Hầu hết các cảng biển Việt Nam chỉ đủ khả năng tiếp nhận những con tàu nhỏ ,trọng tải ít .Điều này có nghĩa là hầu hết hàng container phải được trung chuyển qua Singapore hoặc Hồng Kong để chuyển tải sang những con tàu lớn khi xuất khẩu.Do đó chi phí vận tải còn cao và mất nhiều thời gian cho vận chuyển hàng hóa.
Do vậy ,Bộ giao thông vận tải nên đề xuất với nhà nước tạo điều kiện tốt nhất để phát triển ngành giao thông vận tải phục vụ cho hoạt động vận tải hàng hóa xuất khẩu như: đầu tư vào các công trình cảng biển nước sâu ,đạt tiêu chuẩn quốc tế,hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ cho hoạt động giao nhận vận tải biển.
b. Đề xuất với các hiệp hội liên quan
Các hiệp hội nên chủ động đóng góp ý kiến của mình với chính phủ mỗi khi nhà nước đưa ra các dự luật ban hành như luật hải quan ,luật thuế thu nhập ,Luật thuế GTGT…để đảm bảo tính khả thi sau khi ban hành.
Không những vậy ,các hiệp hội cần năng động hơn trong việc quản lý bảo vệ quyền lợi cho hội viên ,đặc biệt là trong đào tạo ,gắn bó ,trao đổi thông tin,điều phối ,hướng dẫn các thành viên tiếp cận và xâm nhập thị trường nước ngoài.
Ở các nước trên thế giới có hiệp hội chủ hàng ( Shipper Council) để làm đối tác với các hãng tàu biển nhằm cùng nhau xây dựng hình thành một biểu giá cước phụ phí hợp lý cùng có lợi và có thể chấp nhận được.Chúng ta chưa có hiệp hội này ,vì vậy bộ thương mại nên chủ động nghiên cứu phối hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu sớm hình thành hiệp hội này để làm đối tượng đàm phán thương lượng với các hãng tàu biển trong và ngoài nước nhằm kiềm chế giá cước và phụ phí đường biển hợp lý cùng có lơi cho chủ hàng và chủ tàu
c.Đề xuất với nhà nước
Hoàn thiện các văn bản pháp lý
Như chúng ta đã biết ,một trong những giải pháp vĩ mô để thúc đẩy việc phát triển đội tàu biển là bổ sung và hoàn thiện bộ luật hàng hải của Việt Nam.Ngoài ra cần phải xem xét sự phù hợp của Bộ luật với các bộ luật dân sự ,bộ luật tố tụng hình sự ,bộ luật lao động để tránh chồng chéo lên nhau.Chính vì vậy việc hoàn thiện ,việc phối hợp đồng bộ hệ thống pháp luật là rất cần thiết ,nó góp phần phục vụ đáng kể cho sự phát triển của ngành hàng hải nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Mặt khác để bổ sung,hoàn thiện hệ thống pháp luật là chúng ta cần tham khảo hệ thống luật hàng hải quốc tế.Các công ước quốc tế về hàng hải ,các hiệp định về hàng hải …bởi vì dù muốn hay không ,ngành vận tải đường biển Việt Nam mà đặc biệt là đội tùa biển do phải vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu nên phải giao lưu quốc tế ,phải hiểu luật quốc tế để thực hiện quá trình kinh doanh vận tải biển.
Bên cạnh đó ,nhà nước cần hệ thống hóa quy trình vận chuyển hàng hóa ,các hệ thống luật về hàng hải bao gồm luật của Viêt Nam và luật của nước ngoài ,các tập quán quốc tế,các tập quán riêng của từng cảng ,thông lệ quốc tế,luật riêng của các quốc gia mà tàu chuyên chỏ hàng hóa để các doanh nghiệp vận tải ,các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu ,đội ngũ thuyền viên của đội tàu biển Việt nam hiểu,nắm vững để vận dụng.
Hiện nay hoạt động xuất khẩu ở nước ta đang phát triển rất mạnh mẽ và rất được Nhà nước ta chú trọng. Vì vậy, sau khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới; được đáng giá qua bước ngoặt Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới; hoạt động xuất khẩu sẽ ngày càng đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế của nước ta.
Hoạt động trong ngành giao nhận vận tải, một trong những ngành có sức phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay, Vinatrans Hà Nội đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của ngành. Mặc dù còn gặp phải những khó khăn nhất định và còn có một vài yếu kém trong quá trình hoạt động nhưng chắc chắn trong thời gian tới công ty sẽ khắc phục được.
Trong quá trình thực tập tại công ty giao nhận vận tải ngoại thương Vinatrans Hà Nội, em rất cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ và nhân viên đã giúp em có tư liệu để viết bài. Và để hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp, em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn TS.Lục Thị Thu Hường.Qua đề tài của mình em đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển. Em hy vọng rằng một số kiến nghị đó có thể giúp ích cho sự phát triển của công ty.
Hà Nội, Ngày Tháng Năm 2010.
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện : TS.Lục Thị Thu Hường Trần Viết Cường
1. TS. Đào Thị Bích Hòa, Đại học Thương Mại, Kỹ thuật thương mại quốc tế, Nhà xuất bản thống kê, 2006.
2. Vũ Hữu Tửu, Đại học Ngoại Thương, Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, nhà xuất bản giáo dục,2007.
3. GS.TS . Hoàng Văn Châu, Đại học Ngoại Thương, vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật ,2003.
4. Dương Hữu Hạnh , vận tải- Giao nhận quốc tế và bảo hiểm hàng hải , nhà xuất bản thông kê,2004.
5. Luật Thương mại, nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2007.
6. Quyết định số 652/TCHQ/QĐ-GSQL ngày 27 tháng 4 năm 2005 tổng cục trưởng tổng cục hải quan về quy trình thí điểm hải quan điện tử.
7. Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu được ban hành kèm theo nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của chính phủ.
8. Luật hàng hải số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
9. Nghị định số 154/2005/NĐ- CP ngày 15 tháng 12 năm 2005, hướng dẫn tại thông tư số 112/2005/TT-BTC về thủ tục hải quan , kiểm tra , giám sát hải quan.
10. Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2007 quy định chi tiết điều kiện kinh doanh và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ giao nhận
11. Incoterm 2000.
12. Trang web : www.google.com.vn