Lợi ích Pepsi-Cola mang đến cho người dùng:

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing của pepsi tại việt nam (Trang 30 - 33)

Lợi ích đầu tiên Pepsi-cola mang đến cho người tiêu dùng là đánh tan cơn khát của họ, đặc biệt vào những ngày hè khô nóng. Ngoài ra, Pepsi-Cola còn mang lại sự kích thích lạ lẫm nơi đầu lưỡi và một vị nồng khó quên, cảm giác này có tác động rất tích cực đến hệ thần kinh, tạo cảm giác hưng phấn và sôi động cho người tiêu dùng.

Hơn nữa, nhắm vào đối tượng khách hàng chủ yếu là giới trẻ, Pepsi-Cola giúp họ thể hiện được sự trẻ trung, năng động của mình, một phong cách của con người mới, phong cách của một thế hệ mới.

3.

Các lợi thế cạnh tranh giúp thực hiện lợi ích đã cam kết

3.1 Đối thủ cạnh tranh

a). Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Nhắc đến đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Pepsi, cái tên đầu tiên và có lẽ duy nhất chỉ có thể là Coca-Cola. Dù đi đến bất cứ thị trường nào, quốc gia nào, Coca- cola luôn đem lại sự đe dọa thật sự cho thị phần cũng như lợi nhuận của Pepsi.

Tại thị trường Việt Nam, dù đến tận tháng 2 năm 1994, CocaCola mới đặt chân vào, so với Pepsi đã có mặt từ 1991, nhưng Coca-Cola cũng nhanh chóng tạo lòng tin nơi người tiêu dùng. Mạng lưới phân phối hình thành sau, tuy nhiên Cocacola đã thông minh

khi chọn những điểm bán lẻ, các xe bán dạo trong từng ngõ hẻm làm trọng tâm.

Trong khi Pepsi đánh vào giới trẻ cùng khẩu hiệu “Sự lựa chọn của thế hệ mới”, thì Cocacola lại đánh vào đối tượng cao tuổi hơn, xem trọng giá trị truyền thống sâu sắc, cảm xúc.

Các chương trình khuyến mãi, hưởng ứng World Cup, đánh vào tâm lí yêu bóng đá của người dân Việt Nam cũng được CocaCola ra sức khai thác song song với Pepsi. Những chiến dịch quảng bá hình ảnh của đôi bên luôn diễn ra sôi nổi, hoành tráng.

Ngành giải khát là lĩnh vực dễ đầu tư và lợi nhuận lớn, vì vậy, ngoài Coca Cola, Pepsi có nhiều đối thủ tiềm tàng. Dù vẫn còn là một lãnh vực tương đối nhỏ, trà uống liền (RTD) đã tăng trưởng trung bình 45,5% hàng năm từ năm 2003 đến năm 2008 và doanh số bán hàng năm đã đạt mức 50 triệu lít trong năm ngoái. Nhãn hiệu Trà xanh 0 độ do Tập đoàn thực phẩm trong nước Tân Hiệp Phát sản xuất đã chiếm 44% doanh số trà uống liền trong năm 2008. Một hãng nước giải khát châu Á khác là Universal Robina Corp xếp thứ nhì với trà C2, chiếm 29,3% tổng doanh số. Tuy nhiên các đối thủ này gặp phải một số khó khăn , đó là phải có nguồn vốn lớn và lòng trung thành của khách hàng – hai yếu tố mà PepsiCo Việt Nam đang nắm giữ.

3.2 Những công cụ tạo sự khác biệt a). Sự khác biệt về sản phẩm

Vị ngọt và nồng của Pepsi thích hợp và được ưa chuộng hơn tại Việt Nam. Bên cạnh ấy, hệ thống phân phối cực lớn ở các cửa hàng thức ăn nhanh như KFC, Pizza Hut hay các nhà hàng, quán nước luôn là ưu thế lớn của Pepsi. Có lẽ vì thế, Pepsi vẫn đang chiếm thị phần cao và ổn định nhất ở đất nước hình chữ S này.

b). Sự khác biệt về dịch vụ

Đánh vào đối tượng là giới trẻ, thế hệ mới. Pepsi chú trọng vào tâm lí yêu bóng đá của người dân Việt Nam. Tổ chức “ngày hội bóng đá” thông qua show quảng cáo trên truyền hình và có các chế độ khuyến mãi liên quan đến bóng đá, hay uống “ Uống Pepsi-Bật nắp trúng thưởng”, “Uống Pepsi – Trúng xe Honda” đã làm nên phong cách của Pepsi.

c). Sự khác biệt về con người.

Các nhân viên làm việc cho Pepsi luôn được tuyển chọn gắt gao và có năng lực cao. Chế độ đãi ngộ tương xứng với trình độ nhân viên của mình. Quan trọng hơn, những nhân viên của Pepsi luôn mang trong mình tiềm thức số một về thương hiệu Pepsi, chính điều đó là động lực và lí do để những nhân viên ấy phấn đấu, cống hiến hết mình cho công ti.

PHẦN 4: CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX

I. Product - Chiến lược sản phẩm

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing của pepsi tại việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w