Các giải pháp cụ thể cho từng hình thức thanh toán * Đối với thanh toán bằng Séc:

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh ĐăkLăk (Trang 28 - 33)

* Đối với thanh toán bằng Séc:

Khi chủ tài khoản dùng séc để rút tiền mặt thì nên cho phép chỉ cần trả cho “chính mình”, không cần ghi đầy đủ các yếu tố như khi phát hành cho người khác, tạo sự thoải mái và tiện ích cho chủ tài khoản.

Mặc dù thời hạn hiệu lực thanh toán của séc theo Nghị định 159/CP là 30 ngày, đã thay đổi so với thời hạn 15 ngày theo Nghị định 30/CP, nhưng Chi nhánh cũng cần xem xét các trường hợp cụ thể, có thể gia hạn thời gian lâu hơn kể từ ngày ký séc đến

ngày nộp séc vào tổ chức thanh toán nếu có thể, và có thể không quá cứng nhắc đối với những khách hàng thân thuộc và có uy tín. Hiện nay, séc được phép chuyển nhượng nên nếu kéo dài thời hạn hiệu lực của tờ séc.

Theo các chuyên gia, không cần ghi địa chỉ người phát hành séc vì họ đã có tài khoản tín dụng, và địa chỉ của họ đã lưu trong hồ sơ mở tài khoản. Cũng không cần ghi số chứng minh nhân dân của người thụ hưởng trên tờ séc vì một khi séc đã cho phép chuyển nhượng thì người thực sự trình séc lãnh tiền ở ngân hàng có thể không phải là người thụ hưởng có tên ghi trên séc, còn với séc vô danh thì người nào trình séc người đó lĩnh tiền.

Đối với hình thức séc chuyển khoản, hiện nay, việc sử dụng séc chuyển khoản vẫn bó hẹp trong phạm vi địa bàn một tỉnh, thành phố giữa các khách hàng có tài khoản tại cùng một ngân hàng hoặc khác ngân hàng nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn. Với việc áp dụng thanh toán qua mạng máy vi tính trong các hệ thống ngân hàng thương ma ̣i ngày càng mở rộng và tạo điều kiện hình thành trung tâm thanh toán bù trừ séc trên phạm vi toàn quốc, ngành ngân hàng nên mở rộng phạm vi thanh toán séc chuyển khoản. Chi nhánh có thể đề xuất giải pháp cung ứng trước cho khách hàng một loại dịch vụ như ở các ngân hàng Singapo áp dụng là “mua séc ngoài địa bàn ”. Theo cách này khi người thụ hưởng nộp séc vào ngân hàng, ngân hàng sẽ thoả thuận mua lại tờ Séc đó với giới hạn tối đa và ghi Có ngay vào tài khoản người được hưởng số tiền tương ứng đồng thời trích phí hoa hồng thanh toán của ngân hàng. Trường hợp tờ Séc bị từ chối thanh toán ngân hàng sẽ ghi Nợ lại vào tài khoản của khách hàng, trả lại Séc cho khách hàng để xử lý theo luật định. Hình thức này giống như chiết khấu có truy đòi một thương phiếu. Để đảm bảo an toàn, ngân hàng khi nhận Séc sẽ ký kết một thoả thuận về hình thức mua lại Séc với các khách hàng có uy tín, luôn đảm bảo khả năng thanh toán, đồng thời ngân hàng phải nắm được rõ thông tin về người phát hành Séc qua mạng máy vi tính của hệ thống.

Tuy thủ tục đơn giản nhưng người mua cũng rất dè dặt khi sử dụng loại séc chuyển khoản, bởi lẽ khi phát hành séc quá số dư người phát hành sẽ bị phạt. Để khắc phục nhược điểm này, Chi nhánh nên cho phép khách hàng có thể dư nợ hay phát hành séc quá số dư theo lãi suất nợ ngắn hạn, thời điểm tính lãi kể từ khi Chi nhánh thực hiện thanh toán số tiền quá số dư cho bên thụ hưởng. Khi khách hàng phát hành séc quá số

dư, họ phải trả lãi suất cao nhưng còn dễ chịu hơn nhiều so với việc phát hành quá số dư và phạt chậm trả.

* Về uỷ nhiệm thu:

- Nếu ủy nhiệm thu hướng đến nhều khách hàng cùng một lúc, ví dụ như ủy nhiệm thu tiền điện, nước, điện thoại… thì sẽ rất hiệu quả, vừa có lợi cho bên thu và bên chi trả. Tuy nhiên, việc thực hiện hiện nay rất khó khăn, mà chỉ có thể thông qua ủy nhiệm chi của các cá nhân trả tiền riêng lẻ. Do đó, chi nhánh cần có biện pháp để người thụ hưởng có thể lập ủy nhiệm thu định kỳ nhờ chi nhánh thu hộ những khoản thu có tính chất định kỳ thường xuyên mà bên trả tiền chưa áp dụng hình thức thanh toán ủy nhiệm chi định kỳ.

Hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm thu chỉ có lợi cho người cung ứng dịch vụ với điều kiện mọi người dân đều có mở tài khoản tại ngân hàng. Xây dựng quy trình chuyển thu nhập của khách hàng vào tài khoản một cách tiện lợi cho khách hàng, để khách hàng hàng kỳ lĩnh lương không phải đến ngân hàng làm thủ tục nộp tiền vào rất mất thời giờ. Chi nhánh nên liên hệ với các cơ quan chi trả thu nhập của khách hàng thương lượng để thực hiện hợp đồng thu hộ. Bên cạnh đó, chi nhánh cần thương lượng với các khách hàng thụ hưởng như bưu điện, cơ sở thu thuế, cấp nước thực hiện các hợp đồng thu hộ. Nếu chi nhánh làm được những việc này thì khách hàng thanh toán qua chi nhánh sẽ nhận được những tiện ích rất lớn.

Một điều cần thiết khác đó là thủ tục thanh toán ủy nhiệm thu cần được đơn giản hoá, dễ hiểu và sử dụng.

* Về uỷ nhiệm chi:

Uỷ nhiệm chi ở chi nhánh là hình thức được sử dụng nhiều nhất về doanh số, tuy nhiên, khách hàng luôn ưa thích thanh toán uỷ nhiệm chi với các món có doanh số lớn và xa. Chi nhánh nên áp dụng hình thức thanh toán ủy nhiệm chi để thanh toán các khoản mang tính chất ổn định thường xuyên như: nộp thuế, bảo hiểm, tiền điện… Việc này rất phổ biến tại các nước khác, mang lại sự tiện lợi cho khách hàng, cả ngừoi thu nợ và chủ thể thanh toán, còn ở nước ta, việc này còn chưa được ứng dụng nhiều.

* L/C:

Khi hội nhập nền kinh tế thế giới, thương mại quốc tế ngày càng phát triển, doanh số thanh toán quốc tế ngày càng tăng, thì công tác thanh toán xuất nhập khẩu

ngày càng phải được coi trọng. Trong thanh toán quốc tế, L/C là một công cụ phổ biến và hiệu quả, mang lại lợi ích to lớn cho các bên tham gia thanh toán, và mang lại thu nhập cho NH thông qua phí dịch vụ mở L/C, sủa đổi L/C, thanh toán L/C, phí bảo lãnh, lợi nhuận từ chiết khẩu L/C… Nhưng L/C là một hình thức thanh toán có thủ tục hết sức chặt chẽ và khá phức tạp, mà không phải bất cứ doanh nghiệp hay khách hàng nào cũng có thể biết tường tận được. Do đó, để mở rộng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng mình, chi nhánh cần có những lộ trình cụ thể để tiếp xúc với khách hàng, đặc biệt là những khách hàng xuất nhập khẩu với quy mô lớn, hướng dẫn chi tiết cho họ, có những ưu đãi đặc biệt cho họ như giảm mức ký quỹ mở L/C cho những khách hàng lớn và uy tín, chiết khấu L/C cấp vốn kịp thời cho khách hàng.

Bên cạnh đó, chi nhánh nên đẩy mạnh các hoạt động bổ trợ như cải tiến kỹ thuật công nghệ, cần sử dụng hiệu quả mạng thanh toán SWIFT, giải quyết tốt vấn đề luân chuyển chứng từ; Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu bằng cách chủ động tìm kiếm khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tăng cường công tác tư vấn và đẩy mạnh công tác tiếp thị quảng cáo để củng cố khách hàng truyền thống và mở rộng khách hàng tiềm năng; Đa dạng hóa các ngoại tệ trong kinh doanh và dịch vụ, vì hiện nay, thị trường châu Á đang phát triển nhanh chóng với những cường quốc như Trung Quốc, Hàn Quốc,… Hoạt động mua bán xuất nhập khẩu diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, nhu cầu về ngoại tệ tăng lên rất nhiều cả về số lượng và loại tiền dùng thanh toán. Đồng thời, Chi nhánh cũng cần phân tích và nắm rõ đối thủ cạnh tranh của mình, từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp để thu hút khách hàng; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo cải tiến thủ tục thanh toán, thuận tiện nhất cho khách hàng, vừa đảm bảo an toàn cho quá trình thanh toán, nâng cao uy tín của khách hàng.

*Về thanh toán thẻ:

Chi nhánh cần tăng cường hệ thống máy ATM và các điểm chấp nhận thẻ. Việc nâng hệ thống máy ATM và các điểm thanh toán thẻ sẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu sử dụng thuận tiện cho chủ thẻ. Chi nhánh cần tăng cường sự liên kết hợp tác với các ngân hàng khác để phát triển thị trường thẻ nói chung của Việt Nam.

Bên cạnh việc mở rộng các điểm chấp nhận thẻ, chi nhánh cần hướng đến việc hiện đại hoá công nghệ thẻ. Các loại thẻ thanh toán tại chi nhánh chủ yếu vẫn sử dụng công nghệ thẻ từ, công nghệ này có ưu điểm là sản xuất đơn giản, giá hành rẻ nhưng dễ

bị xâm nhập, không đảm bảo an toàn cho chủ thẻ. Vì vậy chi nhánh nên chuyển sang sử dụng thẻ điện tử . Dòng thẻ này sẽ chống được các sao chép thông tin vì thế sẽ đảm bảo an toàn cho chủ thẻ và cho cả ngân hàng phát hành thẻ.

Đồng thời, chi nhánh cũng cần có sự phối hợp với ngành Bưu chính viễn thông trong hoạt động thanh toán thẻ. Chi nhánh nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung cần phải tích cực chủ động phối hợp với ngành Bưu chính viễn thông để phát triển công nghệ thanh toán thẻ, tích hợp những dịch vụ mới đem lại cho khách hàng sử dụng thẻ những tiện ích thiết thực. Trước mắt là đảm bảo không bị gián đoạn nghẽn mạch đường truyền của hệ thống ATM vào thời gian cao điểm.

Để thu hút nhiều hơn những khách hàng đến với chi nhánh, việc phát hành thẻ phải đa dạng, nhiều chủng loại.Trong cơ chế thị trường nhà sản xuất không thể bán cái mình có mà phải bán cái người mua cần. Thẻ ngân hàng cũng vậy, các ngân hàng phát hành phải quan tâm đến nhiều đối tượng khách hàng để có thể phát hành đa dạng nhiều chủng loại thẻ. Các loại thẻ phải có các mệnh giá khác nhau, có loại thẻ ghi danh, có loại thẻ vô danh. Với một tấm thẻ vô danh có thể trở thành một món quà rất văn hoá, rất có ý nghĩa để tặng bạn bè, người thân .Thẻ phải có thiết kế trang trí màu sắc bắt mắt để phục vụ giới trẻ nhưng cũng cần có những loại sang trọng, lịch sự để phục vụ các khách hàng VIP. Thẻ nên có ảnh của chủ thẻ để trong một số trường hợp có thể thay thế giấy tờ tuỳ thân cho chủ thẻ.

Để tăng thêm tính hấp dẫn cho dịch vụ thanh toán của chi nhánh, một trong những tiện ích mà một số thẻ của các ngân hàng khác phát hành trong thời gian gần đây là thấu chi hoặc cấp tín dụng cho khách hàng. Ở thẻ của VCB, khách hàng chỉ có thể tiếp cận tiện ích này ở một số loại thẻ đặc biệt như tín dụng quốc tế: Visa, MasterCard và American Express, có thể coi là dòng thẻ giành cho khách hàng VIP, còn dòng thẻ phổ thông như Vietcombank Conect24 thì khách hàng chưa được sử dụng dịch vụ này. Do đó, để hấp dẫn khách hàng, chi nhánh nên có thêm những tiện ích trên, và để đảm bảo an toàn, chi nhánh có thể phân khúc khách hàng ngay từ đầu, chẳng hạn phân khúc theo nghề nghiệp thành các đối tượng như sinh viên, công nhân viên,…; hoặc phân khúc theo thu nhập, từ đó đưa ra hạn mức phù hợp và các chương trình Marketing hợp lý, vừa mở rộng quy mô tín dụng của chi nhánh, vừa mở rộng phạm vi khách hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh ĐăkLăk (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w