CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ 3Mua bán séc du lịch

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ SÉC QUỐC TẾ VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SÉC TẠI VIỆT NAM (Trang 25)

C031 3.1 Bán séc du lịch 0.5% trên trị giá séc 5 USD

C032 3.2 Thoái hối séc đã bán 1USD

3.3 Mua séc du lịch USD

C033 mặt VND hoặc chuyển vào tài - Mua séc du lịch trả bằng tiền khoản tiền gửi VND

0.5%/trị giá séc 1 USD

C034

- Mua séc du lịch USD lấy tiền mặt ngoại tệ, hoặc chuyển vào

tài khoản tiền gửi ngoại tệ 1%/trị giá séc 2 USD

3.4 Mua séc du lịch ngoại tệ khác USD

C035

- Mua séc du lịch trả bằng tiền mặt VND hoặc chuyển vào tài

khoản tiền gửi VND 1.5%/trị giá séc 2 USD

C036 ngoại tệ, hoặc chuyển vào tài - Mua séc du lịch lấy tiền mặt khoản tiền gửi ngoại tệ

2%/trị giá séc 3 USD 4 Nhờ thu séc C037 4.1 Nhận nhờ thu 2USD/tờ séc + phí bưu điện theo thực tế

C038 4.2 Thanh toán nhờ thu 0.2%/trị giá séc 2 USD 150 USD

C039 4.3 Bị từ chối thanh toán nhờ thu Theo chi phí thực tế.

5 Phát hành séc (Bank draft)

C040 - Tờ séc mệnh giá <= 500USD 5USD/1 tờ séc

C041 - Tờ séc mệnh giá > 500USD 10USD/1 tờ séc

5.2 Phát hành bằng các loại ngoại tệ không phải USD

C042 - Giá trị tờ séc tương đương <=

500USD 5 USD/1 tờ séc

C043 - Giá trị tờ séc tương đương >= 500USD 10 USD/1 tờ séc

C044 5.3 Thoái hối séc đã bán 1USD / 1 tờ séc

− Chuyển bằng tiền VND bao gồm các dịch vụ: nhận séc, thanh toán séc, cung

ứng séc, bảo chi séc và báo mất séc

Cụ thể từng dịch vụ và mức phí được ghi trong biểu phí chuyển tiền VND (công bố 13/4/2011) dưới đây:

MÃ PHÍ PHÍ DANH MỤC CÁC LOẠI PHÍ MỨC PHÍ ÁP DỤNG (chưa bao gồm VAT) MỨC PHÍ ST TỐI TỐI ST ĐA THIỂU C SẢN PHẨM CHUYỂN TIỀN 10 Giao dịch séc 10.1 Nhận séc C025 - Nhận séc để gửi đi bù trừ cùng tỉnh (TP) 3.000-10.000 VND/tờ C026 - Nhận thu hộ séc ngoài hệ thống BIDV, khác tỉnh, TP 10.000 VND/ tờ + phí bưu điện theo thực tế phát sinh 10.2 Thanh toán séc

C027 - Thanh toán kết quả bù trừ

séc

3.000-7.000 VND/món (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C028 - Thanh toán séc trong hệ

thống (thu phí từ người phát hành)

Phí tương ứng từ mục B010 đến B014

C029 - Thanh toán séc khác hệ thống BIDV, khác tỉnh, TP (chi nhánh tiếp nhận thanh toán từ NH khác hệ thống sẽ thu phí từ người thụ hưởng)

Phí tương ứng từ mục C017 đến C018

C030 − Thanh toán séc bằng tiền

mặt do BIDV phát hành (thu phí người phát hành) Phí tương ứng tại mục từ B005 đến B008 C031 − Thanh toán séc do NH ngoài hệ thống phát hành bằng tiền mặt (thu phí người thụ hưởng)

Phí tương ứng tại mục C018

C032 - Séc nhờ thu nhận được Thu theo biểu

phí của NH đại lý 10.3 Giao dịch séc khác C033 - Cung ứng sổ séc 9.000VND/ cuốn C034 - Bảo chi séc 5.000- 10.000VND/tờ C035 - Báo mất Séc 20.000 VND/tờ

Tất cả các dịch vụ séc của Ngân hàng BIDV đều có thủ tục đơn giản, dễ dàng thực hiện, mức độ an toàn và chính xác cao, thời gian thực hiện nhanh chóng (thời gian duyệt hồ sơ chỉ mất khoảng 10 phút) và mức phí cạnh tranh (như bảng trên).

Tuy nhiên, với từng dịch vụ khác nhau, BIDV lại có những yêu cầu riêng đối với khách hàng và hồ sơ đăng ký.

− Với dịch vụ thanh toán séc quốc tế, yêu cầu với khách hàng là: Các công ty/ tổ chức/ cá nhân: là khách hàng có tài khoản và hoạt động bình thường tại BIDV; số tiền trên tờ séc phải lớn hơn USD50.00 (hoặc tương đương đối với các loại ngoại tệ khác); còn nếu khách vãng lai là cá nhân có thể nhận nhờ thu séc với số tiền trên séc không quá USD1,000.00. Hồ sơ đăng ký chỉ cần: Giấy yêu cầu nhờ thu séc (2 liên) và tờ séc.

− Với dịch vụ mua, bán séc du lịch, khách hàng chỉ cần là công dân Việt Nam và công dân nước ngoài đang hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, có nhu cầu bán, mua séc du lịch đi nước ngoài. Với yêu cầu này thì hồ sơ đăng ký cần

có: Giấy đổi tiền/ Séc du lịch; CMT/ hộ chiếu của khách hàng và các giấy tờ liên quan.

− Với dịch vụ nhờ thu séc quốc tế, điều kiện sử dụng không đơn giản như 2 dịch trên:

• Các công ty/ tổ chức/ cá nhân: là khách hàng có tài khoản và hoạt động bình thường tại BIDV.

• Số tiền trên tờ séc phải lớn hơn USD50.00 (hoặc tương đương đối với các loại ngoại tệ khác).

• Nếu khách vãng lai là cá nhân có thể nhận nhờ thu séc với số tiền trên séc không quá USD1,000.00.

• Séc nhờ thu phải là bản gốc, không có dấu vết của sự tẩy xoá, sửa chữa hay giả mạo.

• Séc được điền đầy đủ các yếu tố: tên (đơn vị) người hưởng, số tài khoản (nếu có), địa chỉ, số tiền, ngày phát hành séc, …

• Séc phải được ký hậu đầy đủ bởi người hưởng theo quy định.

• Nếu thời hạn séc không được ghi trên séc thì theo thông thường séc nước ngoài có hiệu lực trong 06 tháng kể từ ngày phát hành séc.

• Séc còn hiệu lực thanh toán.

Và hồ sơ thì cần có: Giấy yêu cầu nhờ thu séc (2 liên) và tờ séc.

− Tuy nhiên với dịch vụ cung ứng séc trắng, bảo chi séc, thanh toán séc thì không đơn giản nữavìđặc điểm sản phẩm:

• Khi có nhu cầu cung ứng séc trắng/bảo chi séc, khách hàng lập Giấy đề nghị cung ứng Séc/yêu cầu bảo chi séc nộp tại bất kỳ Chi nhánh BIDV nào, hoặc đặt lệnh qua các kênh phân phối dịch vụ điện tử được BIDV cung cấp và cho phép sử dụng, BIDV sẽ cung ứng séc/làm thủ tục bảo chi séc cho khách hàng.

• Khi khách hàng xuất trình các chứng từ hợp lệ (Séc, Bảng kê nộp Séc; CMND/

hộ chiếu còn hạn hoặc giấy tờ tuỳ thân hợp pháp hợp lệ của người nhận tiền mặt…), chi nhánh BIDV sẽ kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của tờ séc (người thụ hưởng hợp pháp, séc được lập trên mẫu séc trắng do BIDV cung ứng và được điền đầy đủ các yếu tố theo quy định, séc còn trong thời hạn xuất trình để thanh toán, chữ ký và dấu (nếu có) của người có thẩm quyền…) và căn cứ chỉ dẫn thanh toán trên séc và bảng kê nộp séc (nếu có) để thanh toán séc cho người thụ hưởng.

• Số lượng Séc trắng bán ra từng lần cho khách hàng: Bán theo yêu cầu của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khách hàng nhưng tối đa không quá 05 quyển (50 tờ) cho một tài khoản tiền gửi thanh toán. Vì thế yêu cầu điều kiện sử dụng là:

• Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

• Không thuộc đối tượng bị cấm sử dụng Séc hoặc không đang trong thời gian bị đình chỉ quyền ký phát Séc.

• Tài khoản tiền gửi: Đảm bảo khả năng thanh toán séc/Uỷ nhiệm thu, bảo chi

séc.

• Séc có nội dung hợp lệ, còn trong thời hạn xuất trình để thanh toán. Và hồ sơ đămh ký yêu cầu:

• Khách hàng thực hiện lập lệnh đề nghị cung ứng séc, bảo chi séc, đề nghị

thanh toán séc, bảng kê nộp séc, đề nghị Nhờ thu (theo Mẫu của BIDV).

• Chứng minh thư nhân dân (CMND)/ Hộ chiếu hợp lệ đối với công dân Việt

Nam; hoặc Hộ chiếu và visa ở Việt Nam còn hiệu lực đối với người nước ngoài; các giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện, người giám hộ hợp pháp đối với người chưa thành niên, người mất (hoặc hạn chế) năng lực hành vi dân sự trong trường hợp trích từ tài khoản của người vị thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự và ký đúng với chữ kí đã đăng kí với ngân hàng trong trường hợp đề nghị cung ứng séc, bảo chi séc.

Nhận xét:

Ở nước ta, thanh toán bằng séc đã ra đời từ những năm 1960 nhưng đến nay, phương tiện thanh toán này ngày càng giảm. Mặc dù thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán, vì đây là hình thức thanh toán không cần tiền mặt, người mua hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầm séc và CMND ra ngân hàng là có thể nhận được tiền hoặc chuyển vào tài khoản, nó còn giúp giảm chi phí giao dịch, giảm lượng tiền mặt lưu thông một cách không cần thiết đồng thời an toàn hơn việc giữ tiền mặt. Nhưng hiện nay, tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổng thanh toán phi tiền mặt; nguyên nhân thanh toán bằng séc bị hạn chế là do chưa có quy định bắt buộc về hạn mức phải thanh toán bằng séc mà hiện chỉ “động viên” dùng séc và một số nguyên nhân khác là sự lo ngại của người bán hàng sợ tài khoản của người mua không còn tiền, séc giả - cơ hội cho những hành vi lừa đảo, dễ dẫn đến rủi ro. Việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức nếu khách mua và khách bán không có tài khoản ở

cùng một ngân hàng, buộc các NHTM phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của NHNN. Bên cạnh đó lại phải phụ thuộc vào thời gian làm việc của ngân hàng mà tính thanh khoản lại không cao bằng tiền mặt. Chính vì vậy, ở Việt Nam séc được dùng phần nhiều trong những giao dịch lớn có chi phí giao dịch khá cao.

Một số giải pháp của nhóm nhằm cải thiện tình hình sử dụng séc ở Việt Nam hiện nay: séc ở Việt Nam hiện nay:

− Việc ít sử dụng séc cũng có nguyên nhân là do tâm lý thích dung tiền mặt của người dân. Vì vậy để cải thiện tình hình sử dụng séc cần cải thiện suy nghĩ của người dân bằng việc hạn chế sử dụng tiền mặt. Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp du lịch) cần có nhận thức đúng đắn hơn về tính tất yếu khách quan của việc phát triển lưu thông séc (nhất là séc du lịch).

− Nâng cao trình độ của các nhân viên làm việc trong giao dịch séc (nhân viên ngân hàng, nhân viên thu ngân trong các doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn…)

− Đẩy mạnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các ngân hàng phát hành và thu hộ

séc để có thể rút ngắn thời gian thu hộ, giảm hoa hồng thanh toán, xử lý nhanh các trường hợp bất thường có thể xảy ra…

− Đồng thời các doanh nghiệp, nhà hàng cần đầu tư các trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại phục vụ cho việc nhận séc như: hệ thống máy tính nối mạng với các ngân hàng đại lý của các mạng thanh toán séc du lịch, cài đặt các chương trình phần

mềm phục vụ cho việc nhận thanh toán séc du lịch,... Bên cạnh đó các ngân hàng

cần đơn giản hơn nữa các thủ tục

− Và có lẽ cũng khá quan trọng đó là Nhà nước cần hoàn thiện hơn các văn bản pháp luật quy định về séc cũng như có những chế tài xử phạt nghiêm túc với những hành vi vi phạm để người dân và doanh nghiệp yên tâm hơn khi sử dụng séc.

Trên đây là kết quả làm việc của nhóm 20, chúng em đã làm việc rất tích cực nhưng cũng không tránh khỏi có những nhầm lẫn và sai sót do kiến thức có hạn. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ SÉC QUỐC TẾ VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SÉC TẠI VIỆT NAM (Trang 25)