Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản

Một phần của tài liệu hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cp vận tải sao mai (Trang 53)

2.1.2. Một số hạn chế:

Do hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, việc cạnh tranh là rất khốc liệt, thêm vào đó, do mở rộng sản xuất kinh doanh nên Công ty đang rất thiếu lái xe. Vì vậy, công tác tuyển lái xe đầu vào đang rất sơ sài. Tuyển một cách ồ ạt, ai có nhu cầu mà có đủ hồ sơ hợp lệ đều chấp nhận. Chưa có sự sàng lọc, kiểm tra tay nghề kỹ càng, công tác đào tạo lái xe còn chưa được tốt.

Về công tác kế toán, kế toán sử dụng TK 3341 để hạch toán lương cho cả bộ phận văn phòng và bộ phận lái xe nên chưa tách biệt rõ ràng được khoản lương bao nhiêu cho văn phòng, bao nhiêu cho lái xe để từ đó các cấp lãnh đạo ra quyết định quản lý hay điều chỉnh quỹ lương cho phù hợp.

Trong công ty, chưa khuyến khích được tất cả cán bộ công nhân viên tham gia đóng BHXH, đây chính là lợi ích của người lao động. Vẫn còn một số nhân viên chưa tham gia đóng BHXH.

2.2. Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. khoản trích theo lương.

Để hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, ta cần có những biện pháp kích thích năng suất của người lao động, tạo cho họ sự hăng say và nhiệt tình với công việc. Có một số biện pháp sau:

Biện pháp 1: Kích thích theo kết quả kinh doanh của Công ty

Công ty có thể áp dụng hai loại kích thích sau: thưởng năng suất, chất lượng và chia lợi nhuận.

* Thưởng năng suất chất lượng:

Mọi CBCNV trong công ty dù trực tiếp hay gián tiếp đều tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm. Do đó, họ đều cần được khuyến khích, khen thưởng khi kết quả cuối cùng của doanh nghiệp là tốt.

Công ty CP Vận tải Sao Mai có thể áp dụng mô hình của Scanlon để thưởng theo năng suất, hiệu quả cho tất cả CBCNV trong Công ty. Theo mô hình này phần tiền thưởng cho CBCNV được lấy ra từ phần tiết kiệm của tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh.

Phần tiết kiệm được tính như sau:

- Xác định hệ số tiền lương chuẩn trong điều kiện sản xuất kinh doanh bình

thường:

HTL = TL / DT

Trong đó:

HCF: hệ số tiền lương chuẩn

. TL tiền lương của CBCNV trong năm

DT: doanh thu của công ty trong năm

- Hàng tháng xác định tiền lương của CBCNV trong tháng và đối chiếu kết

quả thực tế với hệ số tiền lương chuẩn.

TLi0 = HCF * DTi

Trong đó:

TLi0: tiền lương chuẩn của CBCNV tháng i

DTi: doanh thu tháng i

- Tính phần tiết kiệm được:

S = TLi0 - TLi

Trong đó:

S: phần tiết kiệm được

TLi: tiền lương của CBCNV tháng i

Phần tiết kiệm được sau khi trừ đi một tỷ lệ phần trăm nhất định (khoảng 25%) để dự phòng cho các tháng sau sẽ được chia theo một tỷ lệ nhất định cho

doanh nghiệp và thưởng cho nhân viên. Cuối năm, phần dự phòng sẽ được đem chia lại cho nhân viên dưới dạng tiền thưởng.

Hình thức thưởng này kích thích CBCNV giảm chi phí lao động trên tổng doanh thu, giúp họ hiểu được mối quan hệ giữa phần thù lao với kết quả sản xuất cuối cùng.

* Chia lợi nhuận.

Xuất phát từ quan điểm phần lợi nhuận được tạo ra trong quá trình sản xuất không phải chỉ có vai trò của chủ doanh nghiệp-người trực tiếp quản lý kinh doanh, không phải chỉ có vai trò của tư liệu sản xuất, không phải chỉ do lợi thế ngành và vai trò quản lý của Nhà nước, mà còn có vai trò đóng góp tích cực của người lao động. Chính vì vậy mà phân phối lợi nhuận phải đảm bảo hài hoà giữa ba lợi ích: Nhà nước, chủ doanh nghiệp và người lao động. Do đó, trong việc phân phối lợi nhuận ngoài phần của Nhà nước (thông qua nộp ngân sách), phần của chủ doanh nghiệp, thì phải trích một phần cho người lao động (dưới dạng tiền thưởng).

Như vậy, ngoài tiền lương, CBCNV được chia thêm một phần lợi nhuận của công ty. Phần lợi nhuận này sẽ được trả dưới dạng tiền thưởng hàng năm (vào cuối quý hoặc cuối năm) cho CBCNV.

Kế hoạch chia lợi nhuận này kích thích nhân viên làm việc tốt và quan tâm đến hiệu quả kinh doanh của công ty vì phần trả tiền lời cho CBCNV liên hệ chặt chẽ với kết quả làm việc của họ. CBCNV cảm thấy gắn bó với công ty nhiều hơn và quan tâm đến việc nâng cao NSLĐ, tăng hiệu quả thực hiện công việc.

Bên cạnh biện pháp tác động trực tiếp tới hình thức trả lương trên thì có thể sử dụng các biện pháp có tính chất bổ sung, hỗ trợ như hoàn thiện công tác QTNL và TCLĐKH, đầu tư đổi mới máy móc – thiết bị, nghiên cứu thị trường. Bởi vì, thông qua các biện pháp này sẽ góp phần làm tăng NSLĐ, qua đó tăng tiền lương của người lao động, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng quan trọng hơn, các biện pháp này có thể giúp công ty có một lực lượng lao động luôn trong trạng thái hưng phấn, cảm giác tích cực, nhiệt tình với công việc. Biện pháp 2: Hoàn thiện các công tác QTNL và TVLĐKH

Mặc dù theo lý luận thì phải căn cứ vào sức lao động để xác định mức tiền lương nhưng thực tế tiền lương mà người lao động nhận được lại căn cứ vào mức lao động đóng góp ( căn cứ vào số lượng và chất lượng tiêu hao). Mà thước đo số lượng và chất lượng tiêu hao là thời gian lao động, trình dộ nghề nghiệp ( đối với LĐ quản lý và phục vụ) hoặc là doanh thu tạo ra trong tháng (đối với lái xe) .

Như vậy, để có thể chính xác số lượng và chất lượng lao động tiêu hao, cũng như tạo điều kiện để người lao động nâng cao mức lao động đóng góp thì công ty cần thực hiện tốt hoạt động QTNL và TCLĐKH.

Cụ thể:

Về công tác QTNL, phòng Tổ chức – Hành chính có thêm nhiệm vụ Phân tích công việc. Công việc là đơn vị nhỏ nhất được chia ra từ những hoạt động của một doanh nghiệp. PTCV cung cấp cho người lao động những hiểu biết toàn diện trong công việc. Đồng thời xác định những nhiệm vụ, năng lực và trách nhiệm đòi hỏi để thực hiện công việc có hiệu quả.

Người lao động sẽ hoàn thành tốt công việc khi họ hiểu rõ bản chất công việc. Như vậy, thời gian làm việc của LĐ quản lý và phục vụ không chỉ đơn thuần về mặt số lượng (làm đủ thời gian) mà còn hàm chứa chất lượng (làm được gì trong thời gian đó). Điều này giúp cho hình thức trả lương theo thời gian có hiệu quả.

Về TCLĐKH, ngoài sự phân công – hiệp tác lao động hợp lý, tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc, xây dựng định mức lao động khoa học nhằm bảo đảm trả lương theo sản phẩm có hiệu quả, thì cần đặc biệt chú ý tới điều kiện lao động.

Biện pháp 3: Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị.

Hàng năm, công ty đều tiến hành mua sắm, lắp đặt một số xe ô tô mới bên cạnh những loại ô tô cũ đã được đầu tư trước đây. Chính vì có nhiều dòng xe như vậy nên sự thích nghi của anh em lái xe là chưa cao. Hơn thế nữa, mỗi dòng xe lại có những mức lương chia theo tỷ lệ doanh thu khác nhau. Vì thế, đòi hỏi việc đầu tư phải đồng bộ, cũng như đặt ra định mức chia phần trăm doanh thu hợp lý. Nếu định mức không chính xác sẽ xây dựng đơn giá không đúng, dẫn tới việc trả lương không hợp lý.

Bên cạnh đó, phòng Kỹ thuật phải có kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ, thay dầu mỡ nhằm giảm sự hỏng hóc cho xe. Đối với máy móc - thiết bị mới, do nguồn vốn công ty có hạn, công ty không thể đầu tư đồng bộ vật tư sửa chữa đắt tiền, nên trước mắt công ty chỉ nên đầu tư vào vật tư có chất lượng vừa phải để không làm ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng dịch vụ.

Biện pháp 4: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

Đây là nhiệm vụ được đặt ra đối với phòng Kinh doanh tiếp thị, phòng phải tiến hành nghiên cứu thị trường để tìm đầu ra cho dịch vụ. Dịch vụ có thể tiêu thụ ở thị trường trong thành phố hoặc ngoại tỉnh. Nếu công ty muốn mình có nhiều thị phần ở thị trường thành phố thì đòi hỏi phải xây dựng cho mình thương hiệu, và phải tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ.

Trước mắt, công ty nên chú trọng tới chất lượng phục vụ kết hợp với quảng cáo nhằm đưa sản phẩm tiếp cận tới khách hàng. Tuy nhiên, một sản phẩm không thể tồn tại lâu trên thị trường nếu chất lượng của nó ngày một kém đi. Sản phẩm của công ty phải là sự phù hợp giữa chất lượng phục vụ và giá cả.

Biện pháp 5: Hoàn thiện công tác kế toán chi trả tiền lương cho CNV.

Công ty nên tách việc chi trả lương cho cán bộ công nhân viên và lái xe ra thành hai tiểu khoản khác nhau để tiện theo dõi và quản lý.

Ví dụ: Sử dụng TK 3341: Phải trả lương cho nhân viên lái xe TK 3342: Phải trả lương cho cán bộ công nhân viên.

Từ đó, ta mới xem xét được tổng lương trong một năm phải trả cho người lao động là bao nhiêu, nhân viên là bao nhiêu để có mức điều chỉnh phù hợp.

Hoặc công ty nên chi trả cho nhân viên theo hình thức qua thẻ ATM. Hình thức này rất tiện ích đối với người lao động và người sử dụng lao động. Vì nó giữ bí mật về lương đối với từng người, tránh tình trạng so sánh thiệt hơn giữa những người lao động với nhau. Đồng thời người sử dụng lao động tiết kiệm được một khoảng thời gian đáng kể thông qua hình thức này.

Hàng tháng công ty chỉ việc lập danh sách lương kèm theo số tài khoản của từng cá nhân cùng tờ uỷ nhiệm chi của doanh nghiệp .

Định khoản

Nợ TK 334

Có TK 112: Tổng lương

Ví dụ:

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI SAO MAI 22 TRUNG HÒA HÀ NỘI

ỦY NHIỆM CHI

CHUYỂN KHOẢN, CHUYỂN TIỀN THƯ, ĐIỆN

LẬP NGÀY…/…./ 200 PHẦN DO NH GHI

TÀI KHOẢN NỢ

Tên đơn vị trả tiền: Công ty CP Vận tải Sao Mai

Số tài khoản: ……… TÀI KHOẢN CÓ

Tài Ngân Hàng: Ngoại thương Việt Nam Tỉnh TP Hà Nội

……… SỐ TIỀN BẰNG SỐ

Tên đơn vị nhận tiền: Cán bộ nhân viên công ty Số tài khoản: Theo bảng kê đính kèm

Tại Ngân Hàng: Ngoại Thương Việt Nam Tỉnh TP Hà Nội ……….. Số tiền bằng chữ: ………

61

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập ở Công ty cổ phần Vận tải Sao Mai, tôi đã phần nào hiểu và nhận thức được rõ ràng hơn những vấn đề lý luận đã được học ở trường. Tìm hiểu trình tự, cách thức tiến hành công việc kế toán thực tế ở Công ty, tôi có thể so sánh sự giống và khác nhau giữa lý luận và thực tiễn để từ đó bổ sung thêm kiến thức, học hỏi được nhiều kinh nghiệm làm việc. Với những thông tin thu thập được qua quá trình thực tập, tôi đã hoàn thành Báo cáo thực tập nghiệp vụ. Trong báo cáo thực tập này, tôi đã trình bày một số nội dung tổng quát như: quá trình hình thành phát triển, chức năng, nhiệm vụ hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, chức năng của từng bộ phận, một số chỉ tiêu kinh tế tài chính và nhất là thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty.

Thông qua báo cáo thực tập nghiệp vụ, tôi đã trình bày một cách khái quát nhất về Công ty cổ phần Vận tải Sao Mai. Từ đó, có những xem xét, đối chiếu với các công ty khác để đưa ra đánh giá khái quát và một số kiến nghị mang tính chủ quan về vấn đề kế toán tiền lương trong Công ty.

62

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

PHẦN I. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CP VẬN TẢI SAO MAI ... 2

1.1. Giới thiệu về công ty Cổ Phần Vận Tải Sao Mai ... 3

1.1.1. Giới thiệu chung ... 3

1.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Vận tảI Sao Mai ... 7

1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận ... 8

1.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán và chức năng hoạt động ... 12

1.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ... 14

1.1.5.1. Đặc điểm tổ chức sổ kế toán ... 14

1.1.5.2. Hệ thống tài khoản sử dụng ... 19

1.2. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ... 20

1.2.1. Đặc điểm lao động tại Công ty ... 20

1.2.2. Tổ chức tính lương và quản lý quỹ lương của Công ty ... 20

1.2.3. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ... 22

PHẦN II MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở CÔNG TY CP VẬN TẢI SAO MAI ... 44

2.1. Đánh giá kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty cổ phần Vận tải Sao Mai ... 44

2.1.1. Một số kết quả đạt được ... 44

2.1.2. Một số hạn chế ... 45

2.2. Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. ... 46

Một phần của tài liệu hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cp vận tải sao mai (Trang 53)