Một trong những điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng một cách bền vững là sự ổn định sức mua của đồng tiền, hay nói cách khác là cần sự ổn định tỷ giá và lạm phát vừa phải, thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Muốn vậy, phải cung cấp đủ vốn và đúng địa chỉ cho nền kinh tế.
Hiện tại, các doanh nghiệp phải chấp nhận tiếp cận vốn với chi phí quá cao, khiến cho việc đẩy mạnh sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ trở nên khó khăn. Kết quả là giá thành sản phẩm luôn ở mức cao, dẫn đến lạm phát cao. Trong điều kiện huy động vốn từ dân cư khó khăn như hiện nay, Chính phủ cần phải chấp nhận (tạm thời) cung thêm tiền ra.
Người Việt Nam vẫn có thói quen tích trữ vàng và USD; và những thói quen này đã tác động rất lớn tới sự biến động của tỷ giá. Theo thống kê chưa đầy đủ hiện có hàng tỷ USD, hàng trăm tấn vàng trong dân. Dòng vốn này một mặt bị lãng phí (do không tham gia vào việc thúc đẩy kinh tế), lại tiềm ẩn rủi ro cho nền kinh tế khi nó tham gia thị trường một cách tự phát, không được kiểm soát. Để có thể điều hành chính sách tỷ giá một cách chính xác, điều kiện cần là NHNN phải nắm được đầy đủ thông tin và đủ sức kiểm soát toàn bộ thị trường ngoại hối. Muốn vậy, phải hạn chế tối đa phần ngoại tệ và vàng tích trữ trong dân thông qua việc gia tăng niềm tin cho đồng nội tệ. Một mặt cần khống chế trần lãi suất huy động vàng và ngoại tệ. Mặt
khác, nên minh bạch hóa tình trạng ngoại hối của Việt Nam để người dân yên tâm rằng Chính phủ đủ sức giữ giá đồng VND. Điều này sẽ khiến người dân yên tâm khi bán vàng và ngoại tệ cho ngân hàng để lấy VND. Cuối cùng Chính phủ phải triển khai bằng được chính sách “chỉ được mua hàng hóa và dịch vụ trên đất nước Việt Nam bằng VND” và ngăn chặn hiệu quả việc buôn lậu qua biên giới, qua đó giảm được phần cầu ngoại tệ trong dân.
KẾT LUẬN
Những điều chỉnh về tỷ giá qua giai đoạn gần đây của ngân hàng NNVN đã những tác động tích cực lên thị trường hối đoái Việt Nam, làm cho cán cân thanh toán quốc tế dao động quanh mức cân bằng điều đó đã giúp cho chính phủ có những biện pháp hiệu quả nhằm kiềm chế lạm phát đưa nền kinh tế đất nước có những bước phát triển mạnh mẽ hơn.
Trong những năm tiếp theo, NHNNVN sẽ có những điều chỉnh thích hợp hơn nữa cho chính sách tỷ giá hối đoái từ đó có nhiều hơn những thay đổi tích cực hơn, hạn chế những khiếm khuyết còn có tạo ra một thị trường hối đoái ngày càng phát triển.
Như vậy,việc hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái cần phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp, không chỉ từ hướng NHTW. Tùy theo điều kiện thực tế để lựa chọn công cụ, hay biện pháp phù hợp, nhằm thực hiện một chính sách tỷ giá theo xu hướng chung và đem lại hiệu quả tốt nhất.
Do trình độ và thời gian có hạn, trong quá trình nghiên cứu đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chúng em kính mong sự góp ý chân thành của Thầy cô để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.