Hình 4.6. Bản đồ các nước ngăn cấm hoặc yêu cầu dán nhãn trên các thực phẩm công nghệ sinh học (CNSH). Liên minh châu Âu (European Union, EU) đã cam kết theo một tiêu chuẩn quy định cho dán nhãn thực phẩm công nghệ sinh học, nhưng gần đây một số nước thành viên đã không thể thực hiện được nữa.
Hơn một thập kỷ qua, các chuyên gia an toàn thực phẩm đã xác nhận một số vấn đề tiềm tàng có thể tăng lên như là một kết quả của các cây trồng thực phẩm chuyển gen, bao gồm các khả năng đưa các độc tố mới hoặc các chất gây dị ứng vào trong các thực phẩm an toàn trước đây, làm tăng độc tính với các mức độ nguy hiểm trong thực phẩm, mà trước đây được sản xuất bởi một số chất không độc, hoặc làm giảm bớt giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
Trong số các tác động tiềm tàng này, các nhà khoa học và các giám định viên lo lắng nhất là về các chất gây dị ứng mới, và thực vậy, hai sự kiện trong thập kỷ vừa qua phù hợp với điều đó:
- Đầu tiên, một một bài báo công bố trong tờ New England Journal of
Medicine (NEJM) vào năm 1996 xác nhận dự báo công nghệ di truyền có
thể chuyển một chất gây dị ứng từ một thực phẩm gây dị ứng đã biết vào một thực phẩm khác (Nordlee và cs 1996). Một vài năm trước đó, các nhà khoa học ở Pioneer Hi-Bred Seed Company đã chuyển thành công một gen từ cây dẻ Brazil (Brazil nut) vào trong đậu nành để cải thiện chất lượng dinh dưỡng của cây trồng bằng hạt. Các thí nghiệm tiếp theo cho thấy những
Ngăn cấm hoặc ngăn cấm từng phần nhập khẩu sản phẩm CNSH hoặc canh tác thương mại. Yêu cầu dán nhãn sản phẩm CNSH
Các nước thành viên của European Union (EU): Austria, Belgium, Cyprus, Czech Rep., Denmark, Estonia, Finland, France, Germany, Greece, Hungary, Ireland, Italy, Latvia, Lithuania, Luxemboug, Malta, Netherlands, Poland, Portugal, Slovakia, Slovenia, Spain, Sweden, UK.
người dị ứng với hạt dẻ Brazil cũng dị ứng tương tự với cây đậu nành chuyển gen.
- Thứ hai, trong những năm cuối thập niên 1990, người ta đã thông báo rằng một dạng biến dị của ngô Βt (StarLink) chứa một tác nhân gây dị ứng tiềm tàng được đưa vào thực phẩm một cách bất hợp pháp làm nổi lên một làn sóng tranh luận về điều đó, cuối cùng đã giảm xuất khẩu ngô, gây hoang mang cho ngành công nghiệp thực phẩm, tạo ra sự nghi ngờ rộng lớn về cơ cấu tổ chức giám định của Mỹ. Cục Bảo vệ Môi trường (EPA) không chấp thuận sử dụng ngô StarLink làm thực phẩm cho người vì lo ngại độc tố Βt có thể gây ra các phản ứng dị ứng trong người tiêu dùng. Năm 1998, cơ quan này đã đồng ý cho phép sử dụng StarLink dùng làm thức ăn gia súc. Hai năm sau, một liên minh của các nhóm có chung lợi ích công cộng đã kiểm tra các sản phẩm trên các quầy thực phẩm bán lẻ và đã tìm thấy ngô StarLink trong vỏ của món bánh thịt chiên dòn (taco shell). Sau đó, ngô chuyển gen không được chấp thuận này lại được tìm thấy trong nhiều sản phẩm khác. Người ta bắt buộc phải thu hồi lại nó và đóng cửa nhà máy, ngừng xuất khẩu, và mua lại ngô đã bị nhiễm bẩn. Sự cố StarLink minh họa rõ ràng sự yếu kém của hệ thống giám định của Mỹ trong khu vực hậu thương mại hóa, tiếp tục ám ảnh nông dân Mỹ, các nhà chế biến thực phẩm, và các công ty công nghệ sinh học.
Câu hỏi