BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TẠI CÁC NGÂN HÀNG CƠ SỞ ĐẶC BIỆT LÀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC HÌNH THỨC BẢO ĐẢM TÍN

Một phần của tài liệu NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG VÀ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN (Trang 26 - 27)

ĐẶC BIỆT LÀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC HÌNH THỨC BẢO ĐẢM TÍN DỤNG

1. Thực hiện các hình thức bảo đảm tín dụng

Thực hiện nghị định 187/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999, về việc đảm bảo tiền vay của TCTD - HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam ban hành "Quy định về việc thực hiện bảo đảm hệ thống tiền vay trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam hiện nay như sau:

a. Vay có đảm bảo:

Thực hiện nghiêm túc Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999, thông tư số 06/2000/TT-NHNo ngày 04/04/2000 của Thống đốc NHNo Việt Nam.

Khách hàng vay phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Ngân hàng được phép lựa chọn khách hàng vay.

Việc lựa chọn bảo đảm tiền vay phải lựa chọn bên thứ 3 bảo lãnh.

+ Như thế chấp, cầm cố thuộc quyền sở hữu tại chi nhánh NHNo&PTNT. + Công ty Nhà nước có thể thực hiện bảo lãnh bằng tài sản nhưng không phải thực hiện thế chấp, cầm cố tài sản tại NHNo&PTNT Việt Nam. Bên bảo lãnh phải là Công ty nhà nước thực hiện hạch toán độc lập, có khả năng về vốn, năng lực về tài chính, có cam kết với chi nhánh.

Xác định được giá trị tài sản trên vốn vay nhưng:

+ Tài sản thế chấp: Mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản

+ Tài sản cầm cố khách hàng giữ hoặc là bên thứ ba giữ bằng 50% giá trị tài sản cho vay bộ chứng từ xuất khẩu 90% giá trị thanh toán mà khách hàng được hưởng của bộ chứng từ hoàn hảo.

Bên cho vay nắm được việc quản lý và thu tiền hàng bán để thu lại khoản gốc và lãi.

Quy định của bộ hồ sơ cho vay bằng tài sản thế chấp, cầm cố khách hàng bảo lãnh bên thứ 3: Mức cho vay tối đa bảo đảm bằng tài sản được hình thành từ vốn vay bằng 70% tổng mức vốn đầu tư.

b. Vay không có đảm bảo

Đối với cán bộ CNV thực hiện theo công văn số 34/CV-NHNo ngày 07/1/2000 và công văn 28/01/2000 của Thống đốc NHNo Việt Nam thì việc cho vay có thể thu nợ bằng lương, trợ cấp và các khoản thu nợ khác.

Đối với khách hàng lâu năm có tín nhiệm với Ngân hàng có thể cho vay không đảm bảo hoặc quyết định theo CBTD.

3. Biện pháp phòng ngừ rủi ro

Kiểm tra giám sát chặt chẽ vốn vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích trong HĐTD, trong trường hợp thấy không đủ khả năng trả nợ có thể gia hạn nợ cho khách hàng. Để tránh rủi ro CBTD phải giám sát và thẩm định chặt chẽ trước khi cho vay và xem xét mức vay với Nhà nước, với khả năng kinh doanh, chất lượng kinh doanh có khả thi hay không khi đó mới làm thủ tục quyết định cho vay vốn.

Một phần của tài liệu NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG VÀ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN (Trang 26 - 27)