CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 3 W-CDMA 4.1 Công nghệ W-CDMA
4.4.2. Nguyên lý trải phổ DSSS
DSSS đạt được trải phổ bằng cách nhân luồng số cần truyền với một mã trải phổ có tốc độ chip cao hơn nhiều tốc độ bit của luồng số cần phát.
Hình 4.4 minh họa quá trình trải phổ trong đó Tb=15Tc hay Rc=15Rb. Hình 4.6a cho thấy sơ đồ đơn giản của bộ trải phổ DSSS trong đó luồng số cần truyền x có tốc độ Rb được nhân với một mã trải phổ c tốc độ Rc để được luồng đầu ra y có tốc độ Rc lớn hơn nhiều so với tốc độ Rb của luồng vào. Các hình 4.6b và 4.6c biểu thị quá trình trải
Chương 4 – Công nghệ di động thế hệ thứ 3 W-CDMA.
Tại phía thu luồng y được thực hiện giải trải phổ để khôi phục lại luồng x bằng cách nhân luồng này với mã trải phổ c giống như phía phát: x=y×c
Tốc độ chip tín hiệu giả ngẫu nhiên và tốc độ bit được tính theo công thức sau : RC = 1/TC
Rb = 1/Tb
Trong đó :
RC : tốc độ chip tín hiệu giả ngẫu nhiên. Rb : tốc độ bit.
TC : thời gian một chip. Tb : thời gian một bit.
Chương 4 – Công nghệ di động thế hệ thứ 3 W-CDMA.
Hình 4.4 Trải phổ trong W-CDMA
x, y và c ký hiệu tổng quát cho tín hiệu vào, ra và mã trải phổ; x(t), y(t) và c(t) ký hiệu cho các tín hiệu vào, ra và mã trải phổ trong miền thời gian; X(f), Y(f) và C(f) ký hiệu cho các tín hiệu vào, ra và mã trải phổ trong miền tần số; Tb là thời gian một bit của luồng số cần phát, Rb=1/Tb là tốc độ bit của luồng số cần truyền; Tc là thời gian một chip của mã trải phổ, Rc=1/Tc là tốc độ chip của mã trải phổ. Rc=15Rb và Tb=15Tc.
Chương 4 – Công nghệ di động thế hệ thứ 3 W-CDMA.