CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN
2.1. Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Công thương ThanhXuân. Xuân.
Những năm 60 của thế kỷ 20, dân tộc Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triên mới trong lịch sử. Miền Bắc bắt đầu thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội trong khi miền Nam vẫn đang đấu tranh cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Để phục vụ cho quá trình xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đồng thời là hậu thuẫn cho miền Nam chiến đấu thì vấn đề định chế tài chính về nghiệp vụ ngân hàng được đặt ra một cách hết sức cấp thiết. Trước tình hình đó Ngân hàng Công thương đã ra đời kéo theo sự hình thành các chi nhánh ngân hàng, cũng không phải là một thời gian ngắn
Vì vậy trước nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế về sử dụng vốn và các dịch vụ ngân hàng trong chiến lược phát triển của NHCT Việt Nam, tháng 04/1997 Chi nhánh NHCT Thanh Xuân được thành lập trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch Thượng Đình (trực thuộc NHCT Đống Đa), theo quyết định số 17/HĐQT-QĐ ngày 08/03/1997 của chủ tịch HĐQT-NHCT Việt Nam với số lượng cán bộ ban đầu là 52 cán bộ nhân viên với 4 phòng: Phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài chính, phòng tiện tệ kho quỹ, phòng kinh doanh. Đến năm 1998, ngay 1 năm đi vào hoạt động đã thành lập thêm 2 tổ: tổ kiểm tra và tổ kinh doanh đối ngoại.
Sau 2 năm hoạt động, trưởng thành về mọi mặt, chi nhánh đã tách khỏi NHCT Đống Đa và có trụ sở tại 275 Nguyễn Trãi, hạch toán trực thuộc NHCT Việt Nam theo quyết định số 13/QĐ/HĐQT/NHCT1 ngày 20/2/1999 của Chủ tịch HĐQT-NHCT Việt Nam. Năm 1999, chi nhánh NHCT Thanh Xuân có 127 cán bộ công nhân viên hoạt động trong tất cả 7 phòng ban và các quỹ tiết kiệm, đến năm 2003 chi nhánh đã có 169 cán bộ công nhân viên và đến năm 2005 tăng đến 197 cán bộ nhân viên (bao gồm: 3 thạc sỹ, 86 người trình độ đại học, còn lại là cao đẳng và trung học). Sự ra đời này là một tất yếu khách quan của nền kinh tế trong giai đoạn đổi mới với ý nghĩ huy động được tối đa nguồn vốn trong nền kinh tế và đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ phát triển kinh tế thông qua các dịch vụ ngân hàng tại các quận mới được thành lập như quận Thanh Xuân Hà Nội trong
quá trình đô thị hoá. Mặt khác đây cũng là kết quả ghi nhận sự nỗ lực của các cán bộ công nhân viên NHCT Thanh Xuân khi ra đời trong bối cảnh cả nứơc đang gặp khó khăn về kinh tế cũng như việc chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ trong khu vực Đông Nam á ở giai đoạn này.
2.1.2. Kết quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương trong nămvừa qua. vừa qua.
2.1.2.1. Công tác huy động vốn.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004Năm 2004
Huy động vốn 1.108.593 2.740.174 2.767.958
Trong đó: - VND 778.569 1.318.670 2.459.803