ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH ĐA ÁP DỤNG Ở NGÂN

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN TÍNH DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA (Trang 25 - 27)

TOÀN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH ĐA ÁP DỤNG Ở NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA.

Sự phát triển của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là một tất yếu khách quan của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong thời gian qua kinh tế ngoài quốc doanh đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy sự lớn mạnh của các ngân hàng. Tuy nhiên trong thực tế việc đảm bảo an toàn tín dụng vẫn còn là một vấn đề.

1/ Thẩm định và kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng:

Cán bộ tín dụng đã rất cố gắng trong khâu thẩm định và kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng nhưng vẫn chưa khai thác và vận dụng triệt để biện pháp này. Điều đó do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan gây nên.

Nguyên nhân khách quan:

Đặc điểm của kinh tế ngoài quốc doanh là thành phần kinh tế mới, hầu hết mới lao vào thương trường trong mấy năm gần đây. Việc kinh doanh của thành phần kinh tế này ít khi cố định mà lại có xu hướng chạy theo những mặt hàng được coi là ăn khách trên thị trường. Hầu hết các khách hàng là kinh doanh hàng hoá và dịch vụ, rất ít đơn vị sản xuất. Do đó tuy lợi nhuận có cao, nhưng lại chứa đựng rất nhiều rủi ro. Hơn nữa, để đạt được lợi nhuận các đơn vị này sẵn sàng mạo hiểm. Và điều này gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong khâu thẩm định khách hàng. Khi kiểm tra tình hình tài chính của đơn vị, cán bộ tín dụng phải đối phó với các vấn đề như: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hạch toán không đúng chế độ kế toán hiện hành. Ngoài ra, các khách hàng nhất là tư nhân còn ghi chép theo sổ chợ làm cho cán bộ mất thời gian và khó nhận biết được tình hình tài chính của đơn vị đó. Mặt khác số liệu của họ lại không chính xác nên gây nhiều khó khăn cho cán bộ tín dụng.

Cán bộ tín dụng khi thẩm định chưa quan tâm đến việc nghiên cứu quyết định tổ chức một cách đúng mức. Đây là vấn đề quan trọng vì trong một doanh nghiệp vai trò của người lãnh đạo rất lớn, nó quyết định thành bại của doanh nghiệp. Do đó ngân hàng phải đánh giá trình độ về kinh tế, kỹ thuật và quản lý của người lãnh đạo. Thông qua quyết định tổ chức, cán bộ tín dụng sẽ có được các thông tin về người lãnh đạo và trình độ của ông ta. Có thể trong 1 doanh nghiệp khi quy mô nhỏ thì trình độ quản lý còn tương xứng. Nhưng khi đầu tư mở rộng kinh doanh thì quy mô và phạm vi quản lý lại không phù hợp dẫn đến phá sản. Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến rủi ro vốn cho vay của ngân hàng. Do đó việc điều tra trình độ của người lãnh đạo tuy khó khăn nhưng rất quan trọng đối với việc bảo đảm an toàn tín dụng kinh tế ngoài quốc doanh.

- Định kỳ hạn nợ, do đặc điểm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động không ổn định, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lập ra để đối phó với cán bộ tín dụng. Có một số doanh nghiệp vay để sản xuất kinh doanh hoặc xây dựng vì nguồn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn do kỳ hạn nợ quá ngắn (thường là 6 tháng). Khách hàng không kịp thu hồi vốn để trả nợ. Đối với một số doanh nghiệp vay vốn để kinh doanh hàng hoá, thu hồi vốn nhanh, nhưng do cán bộ tín dụng định kỳ hạn nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm bắt sâu sát thực tế và am hiểu thị trường hàng hoá để có thể định kỳ hạn nợ một cách linh hoạt, không cứng nhắc nhằm giảm tối đa các món nợ quá hạn và sử dụng vốn sai mục đích.

2. Một số tồn tại trong việc thực hiện các bảo đảm tín dụng:

2.1. Việc định giá tài sản thế chấp:

Vì Ngân hàng Công thương chưa có quy định cụ thể về vấn đề này nên cán bộ tín dụng gặp khó khăn trong việc đánh giá giá trị tài sản thế chấp.

Việc đánh giá tài sản thế chấp chỉ mang tính chất ước đoán theo sự thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng theo thời giá trên thị trường. Mặc khác giá cả thị trường luôn biến động, để tránh rủi ro khi phát mại cán bộ tín dụng thường đánh giá giá trị bất động sản thấp hơn giá thực tế. Nhưng khách hàng lại muốn đánh giá cao lên để có thể vay được những khoản tiền lớn hơn. Do đó nếu khách hàng không thoả mãn với sự đánh giá của ngân hàng thì cán bộ tín dụng cũng không có

cơ sở cụ thể nào để chứng minh việc định giá là hợp lý. Trong trường hợp cán bộ tín dụng cố gắng giải thích cho khách hàng, nhưng không đủ sức thuyết phục, không tạo ra được sự tin tưởng của khách hàng, làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng.

2.2. Điều kiện an toàn tài sản:

Trong cho vay bằng hình thức thế chấp bất động sản, ngân hàng chỉ giữ giấy tờ sở hữu gốc và trường hợp thế chấp bằng động sản, tài sản là phương tiện sản xuất kinh doanh của người cho vay, không thể giao cho ngân hàng quản lý. Ngân hàng chỉ giữ giấy tờ sở hữu và giấy bảo hiểm. Phần lớn các tài sản đảm bảo theo hình thức cho vay trên (nhà cửa, máy móc, thiết bị, ô tô...) vẫn nằm trong tay khách hàng và do họ bảo quản sử dụng. Mặc dù những tài sản này đã được đem làm đảm bảo cho các khoản vay nhưng ngân hàng không trực tiếp quản lý được nên sự biến động của chúng trong thời gian lưu hành tín dụng sẽ gây ra nhiều khó khăn.

2.3. Nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng không thoả mãn các điều kiện cho vay của ngân hàng: kiện cho vay của ngân hàng:

Có nhiều khách hàng có tài sản thế chấp nhưng những tài sản này phần lớn là nhà ở, nhà ở Hà Nội phần lớn lại không đủ giấy sở hữu hợp pháp do vậy rất nhiều trường hợp không đủ điều kiện thế chấp vay vốn, dẫn tới người vay không vay được vốn ở ngân hàng buộc họ phải đi vay nặng lãi hoặc vay ở các tổ chức tín dụng khác. Do đó ngân hàng để mất một đối tượng lớn, trong khi nguồn vốn của ngân hàng vẫn ứ đọng gây thiệt hại cho ngân hàng.

2.4. Hình thức cho vay tín chấp đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại NHCT Đống Đa còn hạn chế: Đống Đa còn hạn chế:

Nguyên nhân do ngân hàng không muốn cho vay dưới hình thức này vì nó chứa đựng rủi ro cao. Trong thể lệ tín dụng hiện hành đối với tâm lý cán bộ tín dụng rất sợ cho vay loại này vì các thành phần kinh tế này có tổ chức và hoạt động rất đa dạng. Mặt khác, tâm lý sợ chịu trách nhiệm đã hạn chế việc mở rộng hoạt động cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh dưới hình thức tín chấp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN TÍNH DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(27 trang)
w