Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP LA NGÀ – ĐỒNG NAI THUỘC TỔNG CÔNG TY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 – 2026 (Trang 37)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

4.1.4. Đào tạo nguồn nhân lực

Căn cứ vào kế hoạch đào tạo Công ty có những giải pháp sau:

- Nâng cao chất lượng nội dung đào tạo nguồn nhân lực là một trong những giải pháp quan trọng trong việc phát huy nội lực của công ty: tăng cường công tác quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ, bố trí sử dụng hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý, thực hiện tốt các chính sách ưu đãi nhằm thu hút lao động có trình độ chuyên môn cao, sinh viên mới ra trường về công tác. Khuyến khích hỗ trợ CB.CNV tự đào tạo để nâng cao kiến thức chuyên môn.

- Hàng năm trên cơ sở tham vấn, hợp tác với Ban quản lý Vườn Quốc gia Cát Tiên Công ty sẽ cử cán bộ kỹ thuật sang cập nhật những thông tin mới về đa

dạng sinh học và học hỏi việc quản lý chúng.

- Nâng cao chất lượng nội dung đào tạo, tập huấn cho các nhà thầu và người lao động nhằm thực hiện tốt những quy trình, quy phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

4.2. Phân công công việc cụ thể: 4.2.1.Tư vấn phần nâng cấp hệ thống

a. - Tham gia đào tạo về FM

- Xây dựng danh mục, sưu tầm, lưu trữ các các văn bản pháp quy liên quan đến lâm nghiệp của VN và quốc tế mà VN tham gia ký;

- Sưu tập các văn bản pháp quy liên quan.

- Phổ biến các văn bản này đến cán bộ CNV của công ty ( bằng văn bản). - Lập danh mục các loại thuế các công ty đã nộp trong 5 năm gần đây. - Photo các chứng từ thuế các công ty đã nộp.

- Xây dựng cam kết (của công ty) tuân thủ các nguyên tắc của FSC.

b. - Hoàn thiện các tài liệu chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp (Sổ đỏ). - Xác định ranh giới và tiến hành phân định ranh giới lâm phần của công ty theo sổ đỏ.

- Xây dựng cam kết giữa công ty và cộng đồng địa phương về tôn trọng các quyền sử dụng đất, rừng của nhau.

- Tìm hiểu và phổ biến cho CBCNV các quyền truyền thống liên quan đến rừng của cộng đồng và phổ biến cho CNCNV

- Công ty mời cộng đồng tham gia vào việc xây dựng kế hoạch của công ty (có biên bản tham dự họp).

- Xây dựng thành văn bản cơ chế giải quyết tranh chấp khiếu nại với cộng đồng địa phương.

c. - Phổ biến cho CBNV và cộng đồng dân cư về cơ chế giải quyết tranh chấp khiếu nại với cộng đồng địa phương.

-Xác định các khu rừng có ý nghĩa về văn hóa, truyền thống (nếu có) của người dân bản địa. Phải có các văn bản chứng minh các việc đã làm về lĩnh vực này.

d. - Tiến hành đánh giá tác động xã hội của các hoạt động kinh doanh lâm

nghiệp của công ty .

- Rà soát lại danh sách những người làm việc thời vụ, xem xét lại hợp đồng lao động, các quyền lợi liên quan về chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,

bảo hiểm tai nạn lao động để tuân thủ theo yêu cầu của FSC.

- Lập và lưu trữ tất cả các tài liệu liên quan đến cuộc họp với cộng đồng địa phương

- Xây dựng chương trình đào tạo về các lĩnh vực liên quan cho CNCNV; tiến hành các khóa đào tạo, lưu trữ các tài liệu về khóa đào tạo.

e. - Rà soát lại các khu vực có vùng đệm trên thực địa và cập nhật trên bản đồ.

- Tập huấn về khai thác có tác động thấp.

- Xem xét kinh phí phân bổ cho các hoạt động tái đầu tư cho rừng, hệ sinh thái; và phải thể hiện trên báo cáo tài chính.

g. - Tiến hành đánh giá tác động của các hoạt động kinh doanh lâm nghiệp

của công ty đối với môi trường.

- Kiểm tra thực tế việc áp dụng các văn bản hướng dẫn của ngành về khai thác, làm đường lâm nghiệp

- Thu thập danh mục danh sách các loài thuốc trừ sâu, hóa chất không được sử dụng của FSC và nhà nước

- Hướng dẫn liên hệ với cơ quan quản lý, xử lý chất thải của tỉnh hay huyện để xin quy định xử lý chất thải.

- Lập danh sách các loại thuốc trừ sâu, hóa chất đã và đang sử dụng - Lập danh mục các hóa chất FSC cho phép sử dụng.

h. - Hướng dẫn xây dựng Dự án quản lý kinh doanh rừng theo yêu cầu của

FSC.

- Hoàn thiện lại hệ thống bản đồ hiện trạng, quản lý, theo dõi diễn biến rừng.

i. - Xây dựng một hệ thống lưu trữ tài liệu cho công ty để theo dõi cập nhật, có hệ thống báo cáo tất cả các hoạt động quản lý, sản xuất.

- Xây dựng hệ thống CoC:

- Đánh giá rừng có giá trị bảo tồn cao, và đa dạng sinh học. - Xây dựng hệ thống giám sát đánh giá.

k. - Hướng dẫn tổ chức họp/mời đại diện cộng đồng địa phương đến thông

báo kết quả đánh giá rừng có giá trị bảo tồn cao, có biên bản, thành phần tham dự họp.

- Ban hành quy định về bảo vệ các thuộc tính có giá trị bảo tồn cao.

- Xây dựng mẫu báo cáo theo dõi kiểm tra hàng năm rừng có giá trị bảo tồn cao.

l. - Xác định lại trên thực địa những khu vực rừng trồng có vùng đệm ( nơi có sông, suối, độ dốc cao), cần chừa ra bề rộng phù hợp. Cập nhật các khu vực này trên bản đồ .

- Xác định trên thực địa phần diện tích rừng trồng , có ranh giới trên thực địa và chỉ rõ trên bản đồ.

m. Giám sát các bộ phận thực hiện và tự đánh giá nội bộ

j. Tư vấn phần chứng nhận:

- Tư vấn lựa chọn tổ chức chứng nhận và các thủ tục ký kết hợp đồng, dịch thuật tài liệu có liên quan có liên quan

- Thành lập nhóm chứng chỉ rừng, điều lệ tổ chức quản lý nhóm

- Tư vấn, hỗ trợ đánh giá chứng nhận thử, chính thức, điều chỉnh khắc phục từ đánh giá chứng nhận (nếu có)

4.2.2. Tổ chức đánh giá: Tổ chức đánh giá do quốc tế thực hiện

4.2.3. Đánh giá lại hàng năm: Tổ chức đánh giá quốc tế thực hiện

Trong mỗi ban có phân công nhiệm vụ, thành phần các ban này đều phải tham gia đào tạo tập huấn nâng cao nhận thức và phối hợp chặt chẽ với nhau để quán xuyến mọi công việc trong suốt quá trình thực hiện cũng như quản lý khi có chứng chỉ.

4.3. Tiến độ thực hiện đề án

Giai đoạn 1. Nâng cấp hệ thống quản lý rừng cho các đơn vị để đạt 10 tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững FSC-FM: Phần này Tổng công ty thuê đơn vị tư vấn thực hiện trọn gói.

a. Các công việc của tư vấn:

- Đào tạo, tập huấn; Hướng dẫn, tư vấn thực hiện và đánh giá thử.

- Hoàn thiện một số hạng mục các đơn vị chưa có mà tư vấn không có

chức năng nhiệm vụ, phải thuê bên thứ 3 như: bản đồ số hóa, áp dụng GIS, đánh giá môi trường, đa dạng sinh học.

b. Các công việc của đơn vị: - Thực hiện tham gia học tập;

- Thực hiện theo hướng dẫn của tư vấn

chỉ rừng: Tổ chức FSC hiện ủy quyền cho khoảng 18 đại diện được cấp chứng chỉ rừng, trong đó tại Việt Nam có 3 tổ chức là: SmartWood, SGS và GFA.

a. Các công việc của tư vấn .

- Lựa chọn tổ chức cấp chứng chỉ, làm các thủ tục, ký kết hợp đồng

(Tổng công ty chủ trì);

- Hỗ trợ và giám sát các công ty trong quá trình đánh giá sơ bộ và đánh giá chính thức. Tiếp tục tư vấn sửa chữa lỗi sau đánh giá sơ bộ, chính thức (Nếu có).

b. Các công việc của bên đánh giá: Đánh giá sơ bộ, đánh giá chính thức, cấp chứng chỉ.

* Quy trình đánh giá cấp chứng chỉ rừng của FSC gồm 10 bước cơ bản như sau:

- Tổng công ty làm đơn yêu cầu cho cơ quan đánh giá;

- Cơ quan đánh giá xây dựng dự toán, chi phí và đàm phán với Tổng công ty;

- Tổng công ty ký thỏa thuận với cơ quan đánh giá. Cơ quan đánh giá sẽ yêu cầu được ứng trước 60% chi phí cho dự toán để triển khai công tác đánh giá. Khi nhận được tiền, quá trình thực hiện bắt đầu;

- Cơ quan đánh giá cử chuyên gia lãnh đạo đoàn đánh giá. Chuyên gia này sẽ được cung cấp toàn bộ tài liệu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và bộ tiêu chuẩn đánh giá đã được chấp nhận;

- Đoàn chuyên gia triển khai các hoạt động đánh giá tại hiện trường; - Thảo luận và thông báo kết quả đánh giá sơ bộ với Tổng công ty; - Gửi báo cáo sơ bộ cho cơ quan đánh giá;

- Cơ quan đánh giá sẽ tổng hợp thành báo cáo và sẽ gửi cho Tổng công ty và Công ty để tham gia ý kiến (thời gian tối đa là 2 tuần), đồng thời cũng gửi cho các chuyên gia độc lập đánh giá và cho ý kiến;

- Chuyên gia chính sẽ tổng hợp, xây dựng báo cáo cuối cùng từ ý kiến của Tổng công ty và chuyên gia độc lập;

Chứng chỉ quản lý rừng bền vững có thời hạn 5 năm. Trong khoảng thời gian đó hàng năm, tổ chức đánh giá sẽ thực hiện đánh giá lại hàng năm.

* Thời gian và tiến độ thực hiện: 2014-2019

- Lựa chọn nhà tư vấn có năng lực và ký hợp đồng tư vấn: (Tổng công ty làm) 4-5/2014

- Đào tạo nâng cao nhận thức: 6 - 7 /2014

- Triển khai nâng cao năng lực theo 10 tiêu chuẩn của FSC: 7/2014 - 7/2015.

- Quá trình xin cấp chứng chỉ: làm thủ tục và đánh giá thử, đánh giá chính thức: tháng 7/2015 - 12/2015.

- Đánh giá lại hàng năm: 2014-2019 (12 tháng một lần từ khi được cấp chứng chỉ)

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP LA NGÀ – ĐỒNG NAI THUỘC TỔNG CÔNG TY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 – 2026 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w