Những hạn chế:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 30 - 33)

- Môi trường kinh tếxã hội:

2- Những hạn chế:

Tuy đạt được một số kết quả khả quan, hoàn thành kế hoạch đề ra nhưng công tác huy động vốn trung và dài hạn của BIDV trong 3 năm qua vẫn còn một số hạn chế sau:

* Nguồn vốn trung và dài hạn có tăng trưởng nhưng chưa đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng. Cụ thể là:

- Năm 1999 Quỹ hỗ trợ phát triển quốc gia ra đời. Điều này tất yếu sẽ kéo theo sự suy giảm về Quỹ đầu tư phát triển của BIDV trong thời gian tới. Thực tế cho thấy nguồn này đã giảm 400 tỷ đồng trong năm 1999 và BIDV sẽ phải trả dần nguồn vốn từ Quỹ đầu tư phát triển sang Quỹ hỗ trợ phát triển quốc gia.

-Vốn huy động trung và dài hạn từ tiền gửi có tăng nhưng chiếm tỷ lệ không lớn trong cơ cấu vốn trung và dài hạn ( dưới 30%). Bên cạnh đó kỳ hạn của nguồn vốn này thường là trung hạn vì vậy dùng nguồn vốn này để cho vay dài hạn là một vấn đề mà BIDV cần tính toán và cân nhắc.

- Vốn vay trực tiếp vẫn có xu hướng tăng về giá trị tuyệt đối. Điều này minh chứng rằng các nguồn vốn khác chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu thực tiễn.

- Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư là nguồn mà BIDV chỉ làm chức năng Ngân hàng đại lý, Ngân hàng phục vụ. Nhưng trong 3 năm qua nguồn này liên tục giảm.

* Trong điều hành công tác huy động vốn trung và dài hạn còn thiếu các giải pháp năng động, linh hoạt tạo ra động lực thúc đẩy toàn ngành cùng lo vốn, đặc biệt là các chi nhánh có khả năng tự cân đối được vốn và huy động vốn cho toàn ngành. Một số chi nhánh vẫn tâm lý ỷ lại, chờ vốn trung và dài hạn rót xuống.

* Vốn trung và dài hạn huy động từ cá tầng lớp dân cư chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó ( Chiếm dưới 50% nguồn vốn trung và dài hạn).

Sở dĩ vẫn còn một số tồn tại trên là do các nguyên nhân cơ bản sau:

+ Các hình thức huy động vốn trung và dài hạn chưa thực sự đa dạng và phong phú. Huy động từ dân cư vẫn chủ yếu là các nghiệp vụ truyền thống như: Tiền gửi tiết kiêm, kỳ phiếu, trái phiếu,...Đặc biệt trong phát hành trái phiếu, việc ấn định mệnh giá chưa tạo điều kiện cho mọi tầng lớp dân cư có thể mua trái phiếu ( mệnh giá thấp nhất trong phát hành đợt 2 năm 2000 là 5 triệu đối với Trái phiếu VND và 500USD đối với Trái phiếu USD). Hơn nữa, kỳ hạn dài nhất của kỳ phiếu và trái phiếu cũng chỉ dừng lại ở mức 5 năm, mà chưa có các kỳ hạn như 10 năm, 20 năm,...

+ Nghiệp vụ chiết khấu, mua lại kỳ phiếu, trái phiếu chưa được thực hiện đồng bộ ở các chi nhánh của BIDV. Do đó tính tiện ích và thanh khoản của các công cụ huy động vốn trung và dài hạn chưa được nâng cao.

+ BIDV chưa thực sự chủ động trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ uỷ thác đầu tư, phụ thuộc nhiều vào cơ chế quản lý của Nhà nước và quan hệ với các Bộ, Ngành của Chính phủ.

+ Quá trình thực hiện một nghiệp vụ còn rất nhiều thời gian ( từ 20-30 phút), nhiều khi đông khác thì thời gian lại càng lâu. Điều đó sẽ gây cảm giác khó chịu cho khách hàng. Bên cạnh đó, thời gian giao dịch của BIDV với khách hàng chủ yếu là trong giờ hành chính, chưa chủ động phục vụ khách hàng ngoài giờ trong các ngày nghỉ.

+ Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư đổi mới công nghệ chưa thực sự hoà nhập, bắt kịp với sự thay đổi của thị trường khu vực và thế giới.

+ Marketing trong lĩnh vực huy động vốn trung và dài hạn của BIDV chưa thực sự được chú trọng. Hầu như Ngân hàng chỉ mới dừng lại ở mức độ quảng cáo thông qua báo, tạp chí,... mỗi khi cần huy động. Do đó sự hiểu biết về BIDV của dân chúng còn hạn chế.

Bên cạnh những nhân tố chủ quan trên, những hạn chế trong huy động vốn trung và dài hạn tại BIDV giai đoạn từ 1998-2000 còn do sự ảnh hưởng của các nhân tố khách quan như:

+ Tình hình kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề, từ cuộc khủng hoảng Tài chính- Tiền tệ khu vực. Hơn nữa, thiên tai lũ lụt liên tục xảy ra, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu long. Điều này có tác động lớn đến nền kinh tế- xã hội cũng như hoạt động của BIDV.

+ Cơ chế, văn bản hướng dẫn có nhiều thay đổi chưa sát với tình hình thực tế nên việc tổ chức và thực hiện còn nhiều vướng mắc. Mặt khác, môi trường cạnh tranh ngày một quyết liệt và chưa được lành mạnh hoá.

Ra đời sớm nhưng bị bao cấp quá lâu, tâm lý thụ động vốn Ngân sách cấp không dễ xoá bỏ trong hệ thống BIDV. Hơn nữa, chuyển đổi cơ chế sau các NHTM khác nên chưa có bề dày kinh nghiệm hoạt động theo cơ chế thị trường.

Nhiều nghiệp vụ còn vừa làm vừa học hỏi và có những nghiệp vụ còn mang tính chất thử nghiệm.

+ Hiện nay lãi suất có xu hướng liên tục giảm. Vì vậy không khuyến khích được khách hàng gửi tiền với kỳ hạn dài. Hơn nữa, khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp hiện nay thấp. Điều này không khuyến khích được Ngân hàng huy động vốn trung và dài hạn.

Tóm lại, công tác huy động vốn trung và dài hạn luôn được BIDV xác định là một vấn đề xuyên suốt cho hoạt động và nâng cao vị thế của Ngân hàng trong lĩnh vực đầu tư phát triển. Thực tế trong giai đoạn từ 1998-2000, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng công tác huy động vốn trung và dài hạn của BIDV đã đạt được kết quả rất khả quan, hoàn thành kế hoạch đề ra .Tuy nhiên, so với nhu cầu vốn cho CNH,HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay thì kết quả trên vẫn còn rất khiêm tốn. Bên cạnh đó công tác huy động vốn trung và dài hạn cũng tiềm ẩn một số hạn chế nhất định cần được hoàn thiện. Vì vậy việc nghiên cứu và tìm kiếm gải pháp nhằm mở rộng huy động vốn trung và dài hạn tại BIDV trong thời gian tới là rất cần thiết và cấp bách.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w