Trong quá trình hoạt động, tuy Tổng công ty đã đạt đợc một số thành tựu nhất định nhng cũng bộc lộ tồn tại cần khắc phục.
Cơ sở vật chất trang thiết bị công nghệ đang còn thiếu đồng bộ và lạc hậu. Công nghệ phần lớn do Trung Quốc, Đài Loan chế tạo thuộc thế hệ những năm 50, 60 trình độ kỹ thuật thấp. Bộ phận sản xuất phôi thép để cung cấp cho bộ phận thép cán còn quá yếu (chỉ bằng 1/5 công suất thép cán). Do vậy, phần lớn phôi thép phải nhập khẩu. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua làm tỷ giá đồng USD biến động mạnh, ảnh hởng đến giá thép nhập khẩu. Vì nguyên vật liệu phải nhập khẩu giá cao nên nhiều khi không nhập đủ nguyên vật liệu về để sản xuất, không phát huy đợc hết công suất của máy móc thiết bị. Năm 1999, số thép cán sản xuất đợc chỉ đạt 50,86% công suất thiết kế. Quá trình sản xuất tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu, năng suất lao động thấp do số lao động d dôi quá cao (đặc biệt là Công ty gang thép Thái Nguyên) nên giá thành cao khó cạnh tranh với các công ty liên doanh và sản phẩm thép nhập khẩu. Về hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh: Hằng năm Tổng công ty có giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu lớn song giá thành cao nên lãi gộp thấp.
Hơn nữa chi phí bán hàng, quản lý cũng cao, còn có hiện tợng mua sắm, chi tiêu vợt hạn mức quy định. Do vậy lãi từ hoạt động kinh doanh thấp. Trong những năm 1999, 2000 tuy Tổng công ty có lãi song so với quy mô vốn thì đang còn khiêm tốn. Hơn nữa, mức lãi của các doanh nghiệp thành viên Tổng công ty không đồng đều: Công ty thép Miền Nam năm nào cũng kinh doanh có lãi đạt xấp xỉ 40-50 tỷ đồng trong khi Công ty gang thép Thái Nguyên năm 1998 hòa vốn, năm 1999 lỗ 25 tỷ, năm 2000 lãi 565 triệu đồng, các công ty khác nh Công ty kim khí Quảng Ninh, Công ty kim khí Hải Phòng, Công ty kim khí Hà Nội... lãi mỏng hầu nh không đáng kể chỉ xấp xỉ 100 triệu đồng
Khối lu thông đang tăng tốc về doanh thu, đẩy mạnh tiêu thụ bằng mọi giá, ít quan tâm phân tích đánh giá đến hiệu quả tài chính. Cha chú trọng đúng mức đến việc hoàn thiện củng cố phơng thức cơ chế quản lý và kiểm tra thờng xuyên hoạt động của các chi nhánh, xí nghiệp, cửa hàng. Tỷ lệ bán trả chậm còn lớn làm tăng nợ khó đòi. Mặc dù, Tổng công ty đã có nghị quyết của Hội đồng quản trị về quản lý và thu hồi công nợ bán hàng, song ở các đơn vị thành viên còn cha chấp hành nghiêm túc. Vì vậy, tốc độ tăng năm sau so với năm trớc bình quân từ 1998- 2000 là 40%. Công nợ tăng, Tổng công ty thiếu vốn phải đi tìm nguồn tài trợ ở bên ngoài với chi phí cao.
Việc phối hợp giữa các đơn vị sản xuất liên doanh và lu thông tuy có tiến bộ song cha chặt chẽ, cha thành hệ thống vững chắc. Tổng công ty cha đủ sức khai thông thị trờng cho các đơn vị thành viên và đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. Vì hầu hết các doanh nghiệp thành viên đợc thành lập lại theo nghị định 388/HĐBT, qua nhiều năm quen với nếp hoạt động hoàn toàn độc lập. Trong khi đó, do Luật Doanh nghiệp Nhà nớc đang còn bó buộc, cha điều chỉnh kịp thời nên Tổng công ty cha thể tổ chức sắp xếp một cách tổng thể và cơ bản theo mô hình mới làm tổ chức còn nhiều chồng chéo. Việc đào tạo lại và đổi mới công nghệ là
yêu cầu rất quan trọng nhng Viện luyện kim đen và Trờng dạy nghề mỏ và luyện kim Thái Nguyên sau khi giao về Tổng công ty cha đợc quan tâm đúng mức.
Về công tác tài chính tín dụng: Vốn của Tổng công ty còn thiếu. Vốn Nhà nớc cấp mới ở mức vốn bình quân quy định theo tiêu chí thành lập Tổng công ty ghi trong Quyết định 91/TTg của Thủ tớng Chính phủ. Tỷ lệ hàng tồn kho còn quá lớn, nên xảy ra tình trạng vừa thiếu vốn, vừa ứ đọng vốn.
Về hoạt động kế toán: Về cơ bản đội ngũ cán bộ kế toán có ý thức trách nhiệm, có trình độ nghiệp vụ cơ bản. Song việc cập nhật chế độ, thông tin mới cha kịp thời, thờng xuyên. Tình trạng trên ảnh hởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh, bảo toàn vốn và thất thoát chi tiêu lãng phí. Tổ chức luân chuyển chứng từ và đối chiếu giữa các bộ phận còn rời rạc, cha thành nguyên tắc, hệ thống làm hạn chế tính năng động trong hoạt động kinh doanh và quản lý của Tổng công ty.
Những vấn đề tồn tại nêu trên đặt ra cho Tổng công ty Thép Việt Nam nhiệm vụ hết sức nặng nề. Trong thời gian tới Tổng công ty nên có những giải pháp hữu hiệu để đa dạng hoá mặt hàng, phát triển sản phẩm mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trờng tăng lợi nhuận đủ sức cạnh tranh trên thị trờng.