Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ:

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (Trang 27 - 30)

4 – Các bên tham gia và quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ :

4.2Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ:

Vì ngân hàng mở L/C thường ở nước người mua, nên việc trực tiếp thông báo và trả tiền cho người bán gặp những khó khăn nhất định , nên Ngân hàng mở L/C uỷ quyền cho Ngân hàng đại lý của mình ở nước người bán để thực hiện hoặc nhờ Ngân hàng của người bán thông báo và thực hiện L/C

Trình tự nghiệp vụ thanh toán được tiến hành theo sơ đồ sau :

(2)(5) (5) (6)

(3) (5) (6) (8) (1) (7)

(4)

Bước 1 : Căn cứ trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương, người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.

Ngân h ngà Mở L/C Ngân h ng à thông báo Người mua (người NK) Người bán (người XK )

Khi mở L/C, nhà nhập khẩu phải ký quỹ để đảm bảo thanh toán cho nhà xuất khẩu. Số tiền này cao thấp tuỳ thuộc vào uy tín của nhà xuất khẩu cũng như khả năng tín dụng mà ngân hàng cấp cho nhà xuất khẩu. Số tiền ký quỹ có thể lên tới 100% hoặc 20% đến 30% tuỳ thuộc vào yêu cầu của giá trị lô hàng cũng như yêu cầu của ngân hàng. Khi làm thủ tục mở L/C, nhà nhập khẩu cần phải chú ý đến :

- Nội dung loại L/C do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của hợp đồng

- Căn cứ vào các điều kiện của hợp đồng để lập L/C sao cho có lợi nhất mà thoả mãn được cả yêu cầu, thoả thuận đối với người xuất khẩu, tôn trọng các điều kiện của hợp đồng.

- Trả thủ tục phí và các khoản khác.

Bước 2 : Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng và các chứng từ khác có liên quan, nếu các chứng từ đó đầy đủ và hợp lệ các điều kiện yêu cầu mở L/C thì ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một thư tín dụng bằng cách trích tài khoản của người xin mở L/C hoặc ngân hàng cho vay để ký quỹ. Sau đó ngân hàng lập một thư tín dụng và gửi cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài hoặc là ngânh hàng của người hưởng lợi ( với tư cách là ngân hàng thông báo).

Bước 3: Tại ngân hàng thông báo ( ngân hàng của người hưởng lợi, người xuất khẩu ), khi nhận được thư tín dụng của ngân hàng gửi đến:

Nếu gửi đến bằng Telex thì sẽ tiến hành xác báo điện mở L/C và kiểm tra mã, rồi chuyển bản chính đến nhà xuất khẩu dưới hình thức văn bản

“ Nguyên căn bức điện thư L/C “.

Nếu L/C được gửi đến bằng thư thì ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra chữ ký. Ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng, và khi nhận được bản gốc của L/C sẽ chuyển ngay cho người xuất khẩu. Ngân hàng thông báo sẽ thực hiện kiểm tra tính chân thực bề ngoài của L/C, sau đó gửi đến cho người xuất khẩu ( người hưởng lợi). Trường

hợp tính chân thực bề ngoài của L/C chưa xác định rõ ràng thì phải báo cáo cho người hưởng lợi để họ kịp thời yêu cầu người nhập khẩu sửa đổi L/C.

Bước 4 : Người xuất khẩu (người hưởng lợi) nhận được thư tín dụng do ngân hàng thông báo gửi đến, tiến hành kiểm tra, đối chiếu với hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết trước đây. Đây là khâu quan trọng đối với người xuất khẩu, vì L/C có thể giống hoặc khác đối với hợp đồng nhưng khi thanh toán thì phải đúng với các điều khoản quy điịnh trong nội dung của L/C. Vì vậy, sau khi kiểm tra chặt chẽ L/C, nếu đồng ý thì sẽ tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu, nếu không đồng ý thì đề nghị người nhập khẩu tiến hành sửa đổi hoặc bổ sung thêm vào L/C cho đến khi nào hoàn chỉnh thì mới giao hàng.

Những nội dung cần kiểm tra trên thư tín dụng bao gồm: - Thời gian mở L/C

- Ngân hàng mở L/C - Loại L/C

- Thời hạn hiệu lực và địa điểm hết hiệu lực của L/C - Kim ngạch thư tín dụng ( số tiền, loại tiền- lượng tiền ) - Điều kiện giao hàng

- Địa điểm gửi, nhận hàng

- Bộ chứng từ yêu cầu xuất trình để thanh toán

Bước 5 : Sau khi hoàn thàn nghĩa vụ giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng

từ thanh toán theo yêu cầu các điều khoản thư tín dụng và gửi bộ chứng từ thanh toán tới ngân hàng thông báo và thông qua ngân hàng này báo cho ngân hàng m,ở L/C xin thanh toán hoặc có thể nhờ ngân hàng thông báo thu hộ tiền từ ngân hàng mở L/C thông qua bộ chứng từ thanh toán.

Bước 6 : Ngân hàng thông báo sau khi nhận được bộ chứng từ thanh toán tiến hành kiểm tra tính chất hợp lệ và hợp pháp của chứng từ đối chiếu với những điều khoản trong thư tín dụng đã mở trước đây, nếu thấy không phù hợp thì gửi trả ngay cho người xuất khẩu để điều chỉnh sửa đổi, trường hợp chứng từ hoàn toàn phù

hợp với L/C thì ngân hàng thông báo có thể thanh toán ngay cho người xuất khẩu bằng cách ghi nợ vào tài khoản ngân hàng mở L/C và ghi có vào tài khoản của người xuất khẩu (Trường hợp này chỉ khi ngân hàng mở L/C có số dư tiền gửi tại ngân hàng thông báo) hoặc ngân hàng thông báo sẽ đòi tiền thẳng qua ngân hàng mở L/C bằng cách ký phát hối phiếu và đòi tiền ngân hàng mở L/C.

Bước 7 : Sau khi ngân hàng mở L/C nhận được bộ chứng từ thanh toán do ngân hàng thông báo thì phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu với các điều khoản đã ghi trong thư tín dụng. Nếu thấy phù hợp, ngân hàng mở L/C sẽ thanh toán cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu ( thường là ngân hàng thông báo) hoặc là chấp nhận thanh toán.

Bước 8 : Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh toán (chấp nhận hoàn trả lại tiền cho ngân hàng mở L/C). Nếu thấy chứng từ không phù hợp thì có quyền từ chối thanh toán

Trong quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ thường nội dung và các điều khoán quy định trong L/C đều phải được đãn chiếu bằng UCP-DC 500, và đó chính là cơ sở pháp lý để ràng buộc các bên về quyền lợi và nghĩa vụ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (Trang 27 - 30)