C2H4 B C2H2 C C2H6 D CH

Một phần của tài liệu Phương pháp giải bài toán peptit (Trang 29)

C. Có thể dùng quỳ tím ẩm để phân biệt các khí Cl2, NO2, NH3, O

A.C2H4 B C2H2 C C2H6 D CH

Câu 42: Cho ba chất hữu cơ mạnh hở: C2H2 (X), C3H4 (Y), C4H6 (Z). Nhận xét nào sau đây đúng? A. X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp.

B. X, Y, Z không thể là đồng đẳng của nhau.

C. X và Y là đồng đẳng kế tiếp còn Z có thể cùng dãy đồng đẳng với X và Y hoặc không. D. X, Y, Z có thể cùng dãy đồng đẳng hoặc không phải là đồng đẳng của nhau.

Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn 24,8 gam hỗn hợp X gồm (axetilen, etan và propilen) thu được 1,6 mol nước. Mặt khác 0,5

mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,645 mol Br2. Phần trăm thể tích của etan trong hỗn hợp X là A. 5,00%. B. 3,33%. C. 4,17 %. D. 6,90%.

Câu 44: Trong các phát biểu sau, có mấy phát biểu không đúng?

(1) Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. (2) Để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau không nhiều, ta dùng cách chưng cất thường.

(3) Liên kết hóa học trong các hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hóa trị không phân cực. (4) Trong các phân tử xicloankan, các nguyên tử cacbon đều ở trạng thái lai hóa sp2.

(5) Bốn nguyên tử cacbon trong phân tử xiclobutan thuộc cùng một mặt phẳng.

(6) Hợp chất (CH3)3C-CH=CH(CH3)2 có tên theo danh pháp IUPAC là 2,2,4- trimetylpent-3-en.

Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn 0,56 lít (đktc) một ankan X bằng oxi dư, sản phẩm cháy thu được đem hấp thụ hoàn toàn vào 2 lít dung dịch hỗn hợp gồm KOH 0,0375M và Ca(OH)2 0,0125M sau phản ứng thu được 2,5 gam kết tủa. Số ankan X thỏa mãn là:

A. 4 B. 2 C. 3 D. 5

Câu 46: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm etilen, ancol isoamylic và hexen. Dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua

bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc dư và bình (2) đựng nước vôi trong dư. Sau phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng bình (1) tăng a gam và bình (2) thấy xuất hiện b gam kết tủa. Mối liên hệ giữa m, a, b là:

A. m = a – 0,04b B. m = a/9 + 0,14b C. m = a/9 + 0,12b D. m = a – 0,12b

Câu 47: Xét các quá trình: (X) Giã lá cây chàm, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải. (Y) Nấu rượu uống. (Z) Ngâm

rượu thuốc, rượu rắn. (T) Làm đường cát, đường phèn từ nước mía. Trong các quá trình này, quá trình nào sử dụng kỹ thuật chiết để tách các hợp chất hữu cơ?

A. X B. Y C. Z D. T

Câu 48: Nhiệt phân x mol butan một thời gian thu được hỗn hợp gồm các hiđrocacbon và hiđro. Cho hỗn hợp khí này sục

qua dung dịch Br2 dư thì khối lượng Br2 tham gia phản ứng là 19,2 gam và sau thí nghiệm khối lượng bình Br2 tăng thêm 3,99 gam. Hỗn hợp khí còn lại sau khi đi qua dung dịch Br2 có tỷ khối hơi so với heli là 7,85. Tính giá trị của x.

A. 0,12 B. 0,15 C. 0,16 D. 0,18

Câu 49: Hai xicloankan M và N đều có tỉ khối hơi so với CH4 bằng 5,25. M và N đều không làm mất màu nước brom.

Khi tham gia phản ứng thế clo (ánh sáng, tỉ lệ mol 1:1) M cho 4 sản phẩm thế còn N cho 1 sản phẩm thế. M và N lần lượt là:

A. 1,2-đimetylxiclobutan và xiclohexan. B. etylxiclobutan và xiclohexan. C. etylxiclobutan và 1,3-đimetylxiclobutan. D. metylxiclopentan và xiclohexan.

Câu 50: Là một hợp chất có khả năng gây ung thư cho con người, 3-MCPD (3-monoclopropan-1,2-điol) được hình thành

trong quá trình sản xuất nước tương theo phương pháp công nghiệp, là do sử dụng HCl thủy phân protein thực vật ở 120oC. Nếu như trước khi thủy phân protein, nguyên liệu chưa được tách hết chất béo thì sẽ có phản ứng phụ sinh ra 3- MCPD. Hàm lượng tối đa cho phép của Bộ Y tế Việt Nam đối với chất 3-MCPD là thấp hơn 1mg/kg nước tương, còn với EU là thấp hơn 0,02mg/kg nước tương. Một chai nước tương loại 250 ml (có tỉ trọng D=1,05g/cm3) có chứa 8,374 μmol 3-MCPD. Chọn nhận xét đúng về chai nước tương này:

A. Đạt tiêu chuẩn của cả Việt Nam và EU

B. Đạt tiêu chuẩn của Việt Nam, không đạt tiêu chuẩn của EU C. Đạt tiêu chuẩn của EU, không đạt tiêu chuẩn của Việt Nam D. Không đạt tiêu chuẩn của cả Việt Nam và EU

Một phần của tài liệu Phương pháp giải bài toán peptit (Trang 29)