So sánh sự giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” : (2 điểm)

Một phần của tài liệu Tài tiệu bồi dỡng thiêétkế ma trận đề (Bộ GD&DT (Trang 89)

: (2 điểm)

Giống nhau :

Cả hai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” đều là chiến lược thực dân kiểu mới của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam.

Đều nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Đều gây đau thương, tan tóc cho nhân dân ta.

Khác nhau :

Chiến lược “Chiến tranh tranh đặc” biệt lực lượng chủ yếu là quân đội Sài Gòn dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ.

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” lực lượng chủ yếu tham chiến là quân đội Mĩ, đội đội đồng minh và sự phối hợp hỗ trợ của quân đội Sài Gòn

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” qui mô mở rộng ra cả miền Bắc bằng cuộc “Chiến tranh phá hoại” bằng không quân và hải quân.

Mức độ của “Chiến tranh cục bộ” là ác liệt hơn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

Câu 3 ( 4 điểm)

Nêu âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược ”Việt Nam hóa chiến tranh” ? Trình những thắng lợi của quân và dân ta chống chiến lược ”Việt Nam hóa chiến tranh”.

-Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược ”Việt Nam hóa chiến tranh”: (2 điểm)

Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Mĩ chuyển sang chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện "Đông Dương hoá chiến tranh".

Lực lượng chính tiến hành cuộc chiến tranh là quân đội Sài Gòn kết hợp với hoả lực Mĩ, vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn

quân sự.

Quân đội Sài Gòn được sử dụng như là lực lượng xung kích trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Cam- pu-chia năm 1970, Lào năm 1971, thực hiện âm mưu "dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương′′.

Một phần của tài liệu Tài tiệu bồi dỡng thiêétkế ma trận đề (Bộ GD&DT (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w