Giai đoạn phát triển

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị Marketing -Chương 9 (Trang 32 - 33)

VIII. CÁC CHIẾN LƯỢC THEO CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM

b. Giai đoạn phát triển

Nếu một sản phẩm mới đáp ứng được sự mong đợi của thị trường, doanh số sẽ

bắt đầu tăng lên nhanh chĩng. Những người hưởng ứng sớm nhất sẽ tiếp tục mua thêm, các khách hàng khác sẽ bắt đầu mua theo, nhất là khi họ nghe được những lời khen ngợi sản phẩm đĩ. Những đối thủ cạnh tranh mới sẽ thâm nhập vào thị trường

để tìm kiếm cơ hội sản xuất và thu lợi nhuận cao. Họ sẽ giới thiệu những sản phẩm cĩ bổ sung thêm những đặc tính mới, xây dựng thêm nhiều điểm bán hàng, và điều này sẽ làm cho thị trường được mở rộng. Số người cạnh tranh tăng cũng làm tăng số đầu mối bán lẻ và sản lượng của doanh nghiệp cũng phải tăng vọt theo để mong cung cấp đủ hàng.

Lợi nhuận tăng suốt trong giai đoạn phát triển, khi mà chi phí quảng cáo được tính trên khối lượng lớn, chi phí sản xuất tính trên mỗi đơn vị cũng giảm nhờ “kinh nghiệm tích lũy”. Cuối giai đoạn phát triển, mức độ tăng tưởng chậm dần và các doanh nghiệp chuẩn bị những chiến lược mới cho gai đoạn tiếp theo.

Trong giai đoạn phát triển, doanh nghiệp cĩ thể triển khai một số chiến lược marketing để kéo dài thêm mức độ phát triển nhanh chĩng của thị trường.

- Chiến lược cải tiến chất lượng sản phẩm, tăng cường thêm những đặc tính mới và mẫu mã mới cho sản phẩm.

- Chiến lược thâm nhập vào những phân đoạn thị trường mới.

- Chiến lược mở rộng phạm vi phân phối hiện cĩ và tham gia vào những kênh phân phối mới.

- Chiến lược chuyển mục tiêu quảng cáo từ giới thiệu mặt hàng sang tạo niềm tin và sựưa thích sản phẩm.

- Chiến lược giảm giá đúng lúc để thu hút những khách hàng nhạy cảm với giá cả.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị Marketing -Chương 9 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)