giống thực vật trên thế giới và ở Việt Nam
Trong những năm qua, các phương pháp biến nạp gene ở thực vật bậc cao đã có rất nhiều tiến bộ. Hiện nay các phòng thí nghiệm công nghệ gene đang bắt tay vào việc cải thiện có ý nghĩa cho một số loại cây trồng nhờ các công cụ của sinh học tế bào và sinh học phân tử. Trong một vài trường hợp đặc biệt (đậu tương, lúa, ngô và bông) các phương pháp biến nạp gene bị giới hạn bởi genotype. Một số các cây trồng quan trọng cần thiết cho nhu cầu sử dụng của người dân ở các nước đang phát triển ít được chú ý.
. Một số cây trồng quan trọng đã được biến nạp gene, một vài vấn đề kỹ thuật vẫn đang còn tồn tại, nhưng chúng đang dần dần được giải quyết. Để có kết quả cần phải thay đổi dần dần sang một phạm vi khác, như là phát hiện và tạo dòng các gene mang các tính trạng đa gene (multigeneic traits). Một điều không thể quên là vấn đề nhận thức của xã hội và dự báo nguy cơ tác động xấu đến môi trường do các sản phẩm có nguồn gốc từ công nghệ tái tổ hợp DNA mang lại. Hiện nay công nghệ biến nạp gene đang được quan tâm hơn thông qua các quỹ tài trợ của các cơ quan quốc tế như là chương trình Rockefeller Foundation (Mỹ), và vấn đề đang được thảo luận nhiều là cần thiết xác định phương thức tốt nhất để chuyển các lợi ích do công nghệ biến nạp gene mang lại đến các nước đang phát triển.
1983. Điều này cho phép nhận xét rằng mới chỉ hơn hai thập niên, các công cụ của công nghệ DNA tái tổ hợp và sinh học tế bào đã giúp ích rất nhiều cho các nhà tạo giống thực vật. Việc lựa chọn phương thức sử dụng các cây trồng thu được từ công nghệ DNA tái tổ hợp có thể cung cấp thêm nguồn tài nguyên mới cho công nghiệp và người tiêu dùng, như vậy có thể mở rộng cơ sở kinh tế ở cả các nước công nghiệp lẫn các nước đang phát triển.
Câu hỏi ôn tập
1. Nêu nguyên tắc chung của kỹ thuật chuyển gene. 2. Trình bày các phương pháp chuyển gene vào cây trồng. 3. Ứng dụng của kỹ thuật RFLP trong chọn giống thực vật. 4. PCR là gì? Các giai đoạn của phản ứng PCR.
5. Ứng dụng PCR trong tách dòng các đoạn DNA.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Hoàng Lộc. 1998. Bài giảng Công nghệ gene thực vật. Đại học Khoa học Huế.
2. Maniatis T, Fritsch EF, Sambrook J (1989) Molecular Cloning (A laboratory manual). Cold Spring Habor Laboratory. USA.
3. Newton CR and Graham A. 1994. PCR. BIOS Scientific Publishers Limited.
4. Lê Duy Thành. 2000. Cơ sở di truyền chọn giống thực vật. NXB Khoa học và Kỹ thuật.
5. Wiser MF. 2002. Lecture notes for method in cell. Spring
TRANG WEB : http://www.appliedplantsciences.umn.edu/Plant_Breeding_Molec http://www.appliedplantsciences.umn.edu/Plant_Breeding_Molec ular_Genetics.html http://www.irri.org/irrc/hybridrice/Marker.asp http://www.plantsciences.ucdavis.edu/plantsciences/ http://alpinmack.wordpress.com/2008/08/21/geneticlly- engineered-food/ http://www.irri.org/rg5/Cooperative.htm http://www.sciencedaily.com/articles/g/genetically_modified_foo d.htm http://rgp.dna.affrc.go.jp/IRGSP/index.html http://www3.interscience.wiley.com/cgi-
bin/abstract/112506342/ABSTRACT (Giải mã Bộ gen cây lúa)
http://www.aphis.usda_gov/biotechnology/ http://www.agbioworld.org
- Kỹ thuật di truyền : Genetic engineering
- Gen chỉ thị : Marker gene / Chỉ thị phân tử : Molecular maker
- (phương pháp) Vi tiêm : Microinjection
- Công nghệ tế bào thực vật : Plant cell biotechnology
- Đa hình độ dài phân đoạn cắt hạn chế : Restriction fragment length polymorphism (RFLP)
- Phản ứng dây chuyền của polymerase : Polymerase chain reaction (PCR)
- Công nghệ sinh học nông nghiệp : Agricultural Biotechnology
- Thực vật biến đổi gene : Genetically modified organisms (GMO plants)