CHUYÊN ĐỀ III. TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CÔNG CHỨC MÔN KIẾN THỨC CHUNG (Trang 39)

1. Lãnh đạo S:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Giám đốc và cácPhó Giám đốc. Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc Sở chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luậtvề nhiệm vụđược phân công.

Việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và theo quy định của pháp luật. Việc miễn nhiệm, từ

chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Cơ cu t chc:

2.1. Tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở: a) Các tổ chức được thành lập thống nhất ở các địa phương gồm: - Văn phòng Sở (thực hiện nhiệm vụ quản lý: hành chính, văn thư, quản trị, theo dõi tổng hợp, cải cách hành chính, hợp tác quốc tế, pháp chế,…); - Thanh tra S; - Phòng Kế hoch-Tài chính; - Phòng T chc cán bộ (thực hiện nhiệm vụ quản lý: tổ chức, cán bộ-công chức- viên chức, đào tạo, chếđộ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật, ...);

b) Các tổ chứcchuyên môn, nghiệp vụđược thành lập phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, bao gồm:Phòng Trồng trọt, Phòng Chăn nuôi; Phòng Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, Phòng Quản lý xây dựng công trình (nếu khối lượng xây dựng cơ bản lớn) hoặc phòng chuyên môn nghiệp vụ khác.

Việc thành lập các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở phải bảo đảm bao quát đầy đủ các lĩnh vực công tác của Sở; chức năng, nhiệm vụ của từng phòng phải rõ ràng, không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của phòng và tổ chức khác thuộc Sở;

đối với những chuyên ngành, lĩnh vực cần thành lập Chi cục thì không lập phòng chuyên môn nghiệp vụ cùng ngành, lĩnh vực đó.

Căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu và khối lượng công việc quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn của từng địa phương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng và tên gọi cụ thể các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở, nhưng số lượng các phòng, văn phòng và thanh tra không quá 8 (đối với Sở thuộc Uỷ

ban nhân dân tỉnh) và không quá 7 (đối với Sở thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương).

2.2. Chi cục quản lý chuyên ngành: a) Ở cấp tỉnh:

Các Chi cục quản lý chuyên ngành giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước và triển khai các nhiệm vụ về chuyên ngành trong việc tổ chức thực thi pháp luật; thực hiện công việc tác nghiệp thường xuyên, đồng thời đề xuất về cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực chuyên ngành.

Số lượng chi cục quản lý chuyên ngành bảo đảm có sự kế thừa hợp lí những chi cục hiện có đang hoạt động hiệu quả và thành lập chi cục mới nhưng không quá 9 tổ

chức, baogồm:

- Chi cc Bo v thc vt (Chi cục Bảo vệ thực vật đảm nhận cả nhiệm vụ quản lý chuyên ngành trồng trọt, nếu không thành lập phòng trồng trọt);

- Chi cc Thú y (Chi cục Thú y đảm nhận cả nhiệm vụ quản lý chuyên ngành chăn nuôi, nếu không thành lập phòng chăn nuôi) bao gồm cả thú y thuỷ sản;

- Chi cc Kim lâm;

- Chi cc Lâm nghip (thành lập ở những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích rừng và đất chưa sử dụng được quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp trên 50.000 ha). Ở các tỉnh khác giao chức năng quản lý lâm nghiệp cho Chi cục Kiểm lâm;

- Chi cc Khai thác và Bo v ngun li thu sn (thành lập ở những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển có quy mô khai thác lớn);

- Chi cc Nuôi trng Thu sn (thành lập ở các tỉnh ven biển có quy mô nuôi trồng đảm bảo có một trong các tiêu chí sau:

+ Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tập trung thâm canh được quy hoạch từ 5.000 ha trở lên;

+ Diện tích mặt nước biển quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản từ 20.000 ha trở lên; + Sản lượng giống thuỷ sản sản xuất nhân tạo đạt 3 tỷ con/năm trở lên).

- Chi cc Thu sn (thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không

đủ tiêu chí thành lập riêng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và Chi cục nuôi trồng thuỷ sản);

- Chi cc Thu li hoặc Chi cc Thu li và Phòng, chng lt, bão (thành lập ở

các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hệ thống công trình thủy nông lớn và chiều dài đê ít; thực hiện cả nhiệm vụ cấp nước nông thôn, thuỷ lợi, đê điều và phòng, chống lụt, bão);

- Chi cc Đê điu và Phòng, chng lt, bão (thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hệ thống đê sông, đê biển lớn);

- Chi cc Phát trin nông thôn (thực hiện cả nhiệm vụ kinh tế hợp tác, kinh tế hộ, kinh tế trang trại, làng nghề, ngành nghề nông thôn, chế biến nông lâm thuỷ sản);

- Chi cc Qun lý cht lượng nông lâm sn và thu sn (thành lập ởcác tỉnh có nhiều cơ sở chế biến nông sản thực phẩm, có năng lực xét nghiệm chất lượng, phân tích các yếu tốđảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và không thành lập Phòng Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản).

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể về số lượng, tên gọi của các Chi cục.

b) Ở cấp huyện:

Một số chi cục được tổ chức Hạt, Trạm đặt trên địa bàn huyện, bao gồm:

- Chi cục Kiểm lâm (có Hạt Kiểm lâm huyện), Chi cục Đê điều và phòng, chống lụt bão (có Hạt quản lý đê huyện hoặc Hạt quản lý đê liên huyện).

- Đối với một số Chi cục khác cần có tổ chức đặt trên địa bàn huyện, bao gồm: Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Trạm bảo vệ thực vật trực thuộc Chi cục Bảo vệ thực vật và Trạm Thú y trực thuộc Chi cục Thú y.

Các Trạm, Hạt có trách nhiệm tổ chức thực thi và đề xuất hoặc phối hợp đề xuất, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực được giao trên địa bàn; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và điều động của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp cần thiết theo quy định.

c) Ở cấp xã:

Căn cứ đặc điểm cụ thể của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định: Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thuỷ lợi được hợp đồng nhân viên chuyên môn, kỹ thuật và cộng tác viên hoạt động trên địa bàn xã.

Căn cứ vào đặc điểm và khối lượng công việc thực tếở địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập tổ chức sự nghiệp chuyên ngành trực thuộc Sở, bao gồm: Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư; Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; các Trung tâm Giống (cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản); Ban Quản lý (cảng cá, bến cá, rừng, công trình, dự án…).

Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư được thành lập Trạm trực thuộc đặt trên

địa bàn huyện, có nhân viên hợp đồng và cộng tác viên làm công tác khuyến nông, khuyến ngư trên địa bàn xã theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Biên chế:

a) Việc xác định biên chế, bố trí cán bộ, công chức, viên chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Sở và chức danh tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức nhà nước theo quy định của pháp luật;

b) Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm cụ thể về quản lý ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ xác định biên chế hành chính của Sở để trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trong tổng biên chế hành chính nhà nước của tỉnh;

c) Biên chế sự nghiệp của các đơn vị thuộc Sở do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo phân cấp.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CÔNG CHỨC MÔN KIẾN THỨC CHUNG (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)