0
Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Giải pháp để khắc phục nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA TỔNG THỐNG NELSON MANDELA TẠI NAM PHI GIAI ĐOẠN 1994-1995 (Trang 27 -27 )

đoán:

3.3.2.1. Khắc phục việc tạo cơ hội để các thế lực chống đối xuyên tạc, chống phá thành quả cách mạng:

- Chỉ ra quyết định độc đoán trong trường hợp những nỗ lực thương thuyết bất thành. Sau khi ra quyết định phải tiếp tục kiên trì giải thích, làm rõ lý tưởng, mục tiêu trong quá trình thực hiện quyết định độc đoán.

- Chỉ thực hiện phát ngôn qua các phương tiện truyền thông chính thống, có uy tín. Đảm bảo người dân tiếp cận được thông tin trung thực và khách quan về quan điểm và hành động của lãnh đạo.

- Thông báo trước và thực hiện triệt để các biện pháp trấn áp đối với các hành động xuyên tạc cách mạng, lý tưởng và mục tiêu của dân tộc, tổ chức, và nhà lãnh đạo.

3.3.2.2. Khắc phục sự hoài nghi, lo lắng, phản đối, bất mãn của các quan chức và người dân da đen trong chính quyền mới:

- Cam kết đảm bảo quyền lợi và lợi ích chính đáng của người dân và lãnh đạo

- Cam kết tuân thủ những lý tưởng, mục đích mà chính quyền, nhà lãnh đạo đã công bố.

3.3.2.3. Khắc phục việc xây dựng hình ảnh một nhà lãnh đạo chuyên quyền.

- Sử dụng các biện pháp truyền thông để nâng cao hiểu biết của người dân về các vấn đề cơ bản trong điều hành đất nước, kiên trì giải thích để người dân và lãnh đạo thấu hiểu nhau.

- Không lạm dụng phong cách độc đoán. Chủ trương sử dụng biện pháp dân chủ trong giải quyết vấn đề.

3.3.2.4. Giảm rủi ro thất bại của quyết định độc đoán

- Thể hiện vai trò lãnh đạo xuyên suốt trong quá trình thực thi quyết định, hoạch định trước, chuẩn bị kỹ lưỡng, hướng dẫn rõ ràng, mô tả chi tiết, dễ hiểu những mong đợi về kết quả cũng như những biện pháp thực hiện.

3.4. Kiến nghị.

Kiến nghị đối với cộng đồng quốc tế:

- Cam kết tuân thủ hiến chương Liên Hợp Quốc: không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không tài trợ và ủng hộ cho sự phân biệt chủng tộc, khuyến khích và và có biện pháp hỗ trợ cho việc hòa giải dân tộc.

- Tuyên truyền đúng đắn, phản ánh khách quan tình hình đất nước Nam Phi, không thực hiện các hành vi xuyên tạc nỗ lực hòa giải dân tộc của lãnh đạo và người dân Nam Phi.

- Thực hiện các chương trình trợ giúp nhân đạo.

- Gây dựng các nguồn quỹ để hỗ trợ lãnh đạo và người dân Nam Phi trong việc tái thiết đất nước.

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài.

Đề tài đã đưa ra một số phong cách lãnh đạo khác nhau và phân tích phong cách lãnh đạo của tổng thống Nelson Mandela tại Nam Phi giai đoạn 1994- 1995. Kết quả cho thấy trong suốt quá trình lãnh đạo Ông luôn thể hiện mình là một nhà lãnh đạo dân chủ, tuy nhiên vào những thời điểm đặt biệt Ông đã có những quyết định mang tính độc đoán.Việc áp dụng linh hoạt các phong cách lãnh đạo trong giai đoạn này đã mang lại cho Ông những thành công rực rỡ. Đặc biệt là việc đội tuyển quốc gia Nam Phi vô địch World Cup bóng bầu dục vào năm 1995 không chỉ giúp ông đạt được ý đồ chính trị của mình là hòa giải dân tộc mà còn giúp người dân Nam Phi tự tin vào việc họ có thể tạo ra những kỳ tích.

Mỗi nhà lãnh đạo thường áp dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau và kết quả đem lại cho họ cũng khác nhau. Qua việc phân tích phong cách lãnh đạo dân chủ và độc đoán của Nelson Mandela đã cho thấy các ưu điểm và nhược điểm của hai phong cách này, đồng thời nêu lên các giải pháp để phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm đó. Kết quả của đề tài là tiền đề cho việc định hướng phong cách lãnh đạo của các nhà lãnh đạo trong một tình huống cụ thể để mang lại sự thành công. Không thể nói phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất và trên thực tế việc quản lý đòi hỏi nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, tùy vào tình huống mà những nhà lãnh đạo sử dụng phong cách nào cho phù hợp thì đó mới là nhà lãnh đạo thành công.

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Đề tài phân tích phong cách lãnh đạo của tổng thống Nelson Mandela chỉ gói gọn trong giai đoạn rất ngắn 1994-1995. Vì vậy chưa đánh giá toàn diện về các phong cách lãnh đạo mà Tổng thống đã áp dụng cũng như các tác động của các phong cách lãnh đạo này đến tình hình kinh tế, chính trị, và sự hài lòng của người dân. Do đó hướng nghiên cứu tiếp theo là mở rộng phạm vi nghiên cứu trong nhiều giai đoạn khác nhau để có cái nhìn đầy đủ hơn về những phương pháp hoặc cách thức nhà lãnh đạo dùng để gây ảnh hưởng đến người khác.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA TỔNG THỐNG NELSON MANDELA TẠI NAM PHI GIAI ĐOẠN 1994-1995 (Trang 27 -27 )

×