Tầm quan trọng của vùng rừng thuộc ba xã Cao Mã Pờ Tả Ván –

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phân bố, sinh thái, sinh học và hiện trạng bảo tồn của loài giổi – michelia citrata (noot chalermglin) q n vu n h xia tại xã tùng vài, huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 29)

Vài

Năm 2007, sau khi nhận được thông tin từ người dân địa phương, Chi cục kiểm lâm tỉnh Hà Giang và Tổ chức FFI đã thực hiện các cuộc điều tra thực địa và ghi nhận sự tồn tại của Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus, một trong những loài linh trưởng quý hiếm nhất thế giới và đặc hữu của miền Bắc Việt Nam đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm trọng, với số lượng khoảng 30-40 cá thể. Đây là quần thể được biết đến lớn thứ 2 của loài và chiếm khoảng 20% số lượng có trên toàn thế giới. Kết quả điều tra lập tức đem lại cho vùng rừng này ý nghĩa, giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao ở mức toàn cầu. Tại đây, các cuộc điều tra thực vật tiến hành trong năm 2009 cũng khẳng định giá trị đa dạng sinh học cao bởi đã ghi nhận được sự có mặt của một số loài Ngọc Lan có giá trị cao về kinh tế cũng như khoa học, sinh thái và bảo tồn, trong đó có một số loài lần đầu được phát hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay chúng đang bị đe dọa nghiêm trọng ở mức độ toàn cầu, có thể tiến tới tuyệt chủng. Bên cạnh đó nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng của các cộng đồng địa phương đang tăng đều trong các năm gần đây, đặc biệt là việc canh tác Thảo quả và Hương thảo. Hoạt động canh tác thiếu kiểm soát trong vùng rừng bởi những cộng đồng địa phương sống gần đã gây suy thoái nhanh chóng rừng đầu nguồn. Những năm gần đây, do rừng đầu nguồn bị tàn phá nặng nề, tình trạng lũ quét, lũ ống xảy ra ngày càng nghiêm trọng, gây nhiều thiệt hại. Chưa kể khi rừng bị tàn phá, lớp đất không giữ được nước, đã dẫn đến tình trạng khô cạn tại một số điểm trên con suối đầu nguồn bản Thăng, điều rất hiếm khi xảy ra. Do đó, vùng rừng này cần phải được quản lý theo hướng bền vững và có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương để đảm bảo sự phát triển lâu dài cho cộng đồng dân cư của ba xã nói riêng và huyện Quản Bạ nói chung.

Mới chỉ có hiện trạng Voọc mũi hếch và Ngọc Lan là được điều tra cơ bản và kết quả điều tra này là thông tin cơ sở quan trọng. Còn có các giá trị đa dạng sinh học quan trọng khác ở vùng rừng đầu nguồn này, tuy nhiên cần có thêm các cuộc điều tra kỹ hơn của các chuyên gia mới có thể xác định rõ.

Từ Bảo Ngân 24 K20 Sinh học

Hình 4. Khe xói của lũ năm 2014

Hình 5. Phân bố của Voọc mũi hếch và Ngọc lan đang bị đe dọa tại rừng Cao Tả Tùng (G1, G1*, G2, G3, G4: các vị trí phân bố)

Từ Bảo Ngân 25 K20 Sinh học

Chƣơng 3 – ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Loài Giổi chanh - Michelia citrata (Noot. & Chalermglin) Q. N. Vu & N. H. Xia ở vùng rừng ba xã Cao Mã Pờ - Tả Ván – Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phân bố, sinh thái, sinh học và hiện trạng bảo tồn của loài giổi – michelia citrata (noot chalermglin) q n vu n h xia tại xã tùng vài, huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 29)