5.1 Điều khiển công suất
Điều khiển công suất trong CDMA2000 được thực hiện cho cả đường lên và đường xuống. Điều khiển công suất đường xuống có mục đích nh ằm tối thiểu nhiễu đến các cell khác và bù nhiễu do các cell khác gây ra cũng như nhằm đạt được mức SNR yêu cầu. Điều khiển công suất đường lên nhằm khắc phục hiệu ứng xa-gần bằng cách duy trì mức công suất truyền dẫn của các máy di động trong cell như nhau tại máy thu trạm gốc với cùng một QoS CDMA2000 có thể thực hiện điều khiển công suất với tốc độ 800 lần trong một giây
- Điều khiển công suất vòng hở:
Được thực hiện khi MS bắt đầu truy cập mạng và chưa có kết nối với BTS. MS điều khiển công suất dựa trên công suất thu được từ hoa tiêu của MS.
- Điều khiển công suất vòng kín
Khi MS đã có kết nối với BTS bao gồm:
• Điều chỉnh công suất vòng trong nhanh, MS và BTS đánh giá SNR để đưa ra kết luận điều khiển công suất cho đường xuống và đường lên.
• Điều khiển công suất vòng ngoài, MS và RNC (Radio network controller)dựa trên tỷ lệ lỗi khung (FER) đưa ra quyết định ngưỡng SNR cho điều khiển công suất vòng trong.
5.2 Chuyển giao (Hand-over)
- Định nghĩa: Chuyển giao là thủ tục đảm bảo thông tin được liên tục trong thời gian kết nối. Khi thuê bao chuyển động từ một cell này sang một cell khác thì kết nối với cell mới phải được thiết lập và kết nối với cell cũ phải được hủy bỏ. Chuyển giao phải đúng và nhanh để thông ti không bị ngắt quãng, không bị mất tín hiệu khi đang di chuyển.
- Các loại chuyển giao:
• Chuyển giao mềm và mềm hơn
Dựa nguyên tắc kết nối “nối trước khi cắt”,
Chuyển giao mềm: chuyển giao được thực hiện giữa các cell khác nhau, trong đó trạm di động bắt đầu thông tin với một trạm gốc mới mà vẫn chưa cắt thông tin với trạm gốc cũ. Chuyển giao mềm chỉ có thể được thực hiện khi cả trạm gốc cũ lẫn trạm gốc mới đều làm việc ở cùng một tần số.
Chuyển giao mềm hơn: Chuyển giao mềm hơn là chuyển giao được thực hiện khi MS chuyển giao giữa 2 sector của cùng một cell hoặc chuyển giao giữa 2 cell do cùng một BTS quản lý. Đây là loại chuyển giao trong đó tín hiệu mới được thêm vào hoặc xóa khỏi tập tích cực, hoặc thay thế bởi tín hiệu mạnh h ơn ở trong các sector khác nhau của cùng BTS
MS có bộ nhớ duy trì tập các hoa tiêu của BTS như sau:
ii. Tập ứng cử: Là tập các hoa tiêu của BTS khác không có mặt trong kết nối với MS nhưng tỷ số SIR hoa tiêu của chúng đủ mạnh để được bổ sung vào tập tích cực (Cực đại 10 hoa tiêu)
iii. Tập lân cận: Là danh sách các hoa tiêu của các BTS có thể là đối thủ tham gia chuyển giao mềm (Cực đại 40 hoa tiêu)
iv. Tập còn lại: Là danh sách tất cả các hoa tiêu không thuộc các tập trên cùng tần số sóng mang CDMA.
Các thanh viên của các tập dưới có thể được chuyển vào các tập trên và vào tập tích cực khi công suất hoa tiêu của chúng đủ mạnh.
• Chuyển giao cứng
Chuyển giao cứng dựa trên nguyên tắc “cắt trước khi nối” (Break Before Make)
Chuyển giao cứng được thực hiện khi cần chuyển kênh lưu lượng sang một kênh tần số mới. Bao gồm: chuyển giao cứng cùng tần số và chuyển giao cứng khác tần số.
Trong quá trình chuyển giao cứng, kết nối cũ được giải phóng trước khi thực hiện kết nối mới. Do vậy, tín hiệu bị ngắt trong khoảng thời gian chuyển giao. Tuy nhiên, thuê bao không có khả năng nhận biết được khoảng ngừng đó.
Trong trường hợp chuyển giao cứng khác tần số, tần số sóng mang của kênh truy cập vô tuyến mới khác so với tần số sóng mang hiện tại. Nhược điểm của chuyển giao cứng là có thể xảy ra rớt cuộc gọi do chất lượng của kênh mới chuyển đến trở nên quá xấu trong khi kênh cũ đã bị cắt.
có 3 doanh nghiệp sử dụng công nghệ GSM, đó là: Vinaphone (091), MobiFone (090) và Viettel Mobile (098); ba doanh nghiệp còn lại sử dụng công nghệ CDMA, đó là: S-Fone (095); Hanoi Telecom (092) và VP Telecom (096).
Tại sao người ta lại bỏ CDMA ?
Yếu điểm lớn nhất của CDMA chính là nằm ở thiết bị đầu cuối. Người dùng CDMA phải mua thiết bị cung cấp bởi chính nhà cung cấp dịch vụ. Thậm chí điện thoại di động của nhà cung cấp CDMA này lại không thể dùng khi nối kết với nhà cung cấp CDMA khác. Trên thị trường có nhiều điện thoại GSM, giá thành lại rẻ hơn nhiều so
Người dùng không có nhiều lựa chọn về điện thoại di động khi dùng mạng CDMA so với người dùng GSM. Trong khi ngày này điện thoại di động được thay đổi kiểu dáng, công nghệ,..một cách liên tục. Khách hàng trẻ có nhu cầu thay đổi điện thoại di động theo mốt nên việc gắn bó dài lâu với chiếc điện thoại CDMA là khó chấp nhận được đối với nhiều khách hàng .
Hiện ưu điểm của dòng máy này mới chỉ là: nền tảng phần cứng phát triển cho công nghệ CDMA (được đánh giá cao hơn GSM), chứa đựng công nghệ cao so với mặt bằng sử dụng chung đã đúc kết lên nhiều bài học trong triển khai kinh doanh khai thác dịch vụ. Bên cạnh đó, với hệ điều hành độc lập cao, khiến bạn có thể chơi mọi ứng dụng (trong đó có chơi game) mà ko cần lắp SIM để mở máy -> điều mà rất ít các điện thoại GSM có (phải lắp SIM mới chạy được ứng dụng) .