Bài tập vận dụng.

Một phần của tài liệu SKKN Hướng dẫn giải toán quang hình học Vật lí 9 (Trang 43)

- Xét tỉ lệ đồng dạng của 2 cặp cạnh góc vuông.

2.4 Bài tập vận dụng.

Bài 4.1: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì, A

nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng OA = 24cm. Vẽ sơ đồ tạo ảnh và tính tỉ số độ cao giữa vật và ảnh biết tiêu cự của thấu kính là f = 12cm. ( ĐS:

3' ' ' '

AB

A B = )

Bài 4.2: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của của một thấu kính hội tụ có

tiêu cự f = 12cm, A nằm trên trục chính của thấu kính. Xác định vị trí của vật trước thấu kính để có ảnh A'B' cao gấp 3 lần AB. ( ĐS: OA = 8cm hoặc OA = 16cm)

Bài 4.3: Vật sáng AB đặt trên trục chính của một thấu kính cho ảnh A'B' như hình

vẽ.

a) Vẽ hình xác định quang tâm và các tiêu điểm của thấu kính.

b) Tính tiêu cự của thấu kính biết ảnh A'B' cao gấp 2 lần AB và khoảng cách AA' = 45cm. ( ĐS : f = 10cm)

Bài 4.4: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì, A trên

trục chính và cách thấu kính một đoạn OA = 12cm. Ảnh A'B' thu được cách AB một đoạn 8cm. Tính tiêu cự của thấu kính. ( ĐS: f = 6cm)

Bài 4.5: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì tiêu

cự f = 15cm ta thu được ảnh A'B' cách AB một khoảng 20cm. Tính khoảng cách từ vật tới thấu kính. ( ĐS: OA = 30cm )

Bài 4.6: Vật sáng AB đặt trước một thấu kính cho ảnh cao bằng 12AB. Dịch vật ra xa thấu kính thêm một đoạn 10cm thì ảnh thu được ảnh bằng 1

3AB. Tính tiêu cự của thấu kính. ( ĐS: f = 10cm )

Bài 4.7: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính, A nằm trên

trục chính ta thu được ảnh A'B' ngược chiều và cao gấp đôi AB. Dịch vật ra xa thấu kính thêm một đoạn 5 cm thì độ cao của ảnh giảm đi một nửa. Xác định tiêu cự của thấu kính. ( ĐS : f = 10cm)

Bài 4.8: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính, A nằm trên

trục chính cách thấu kính một đoạn 15cm. Ảnh A'B' thu được ngược chiều với AB. Dịch vật ra xa thấu kính thêm một đoạn 5 cm thì độ cao của ảnh giảm đi một nửa. Xác định tiêu cự của thấu kính. ( ĐS : f = 10cm)

3-KẾT LUẬN CHUNG

3.1- Kết luận.

- Tôi viết kinh nghiệm này sau một thời gian giảng dạy và rút kinh nghiệm, cùng với sự góp ý của đồng nghiệp và sự tham khảo thông tin trên mạng internet. Bài viết nhằm cung cấp cho học sinh những kĩ năng cơ bản, quan trọng khi học phần quang hình học; giúp các em có khả năng ghi nhớ tốt lí thuyết quang hình, xử lí tốt về việc vẽ hình và khai thác hình vẽ.

Tôi xin nhấn mạnh lại rằng, học sinh cần biết lập bảng thống kê các nội dung lí thuyết thì mới nhớ tốt được; đối với các bài toán định lượng cần nắm bắt được kỹ thuật 2 vuông để trình bày cho ngắn gọn. Hy vọng bài viết sẽ đem lại điều mới mẻ, bổ ích cho việc dạy - học của đông đảo quý thầy cô và các em học sinh.

- Nội dung của bài viết đề cập khá đầy đủ các vấn đề cơ bản của quang hình học, vì vậy bài viết thích hợp với đối tượng học sinh đại trà. Ngoài việc cung cấp những kĩ năng cơ bản để học sinh bước đầu học tập về quang hình, tài liệu cũng đã có một số mở rộng để học sinh khá giỏi tìm hiểu và rèn luyện thêm.

3.2 - Kiến nghị.

- Quang hình là môn học khó, học sinh cần có nỗ lực cao trong việc học tập; học kĩ lí thuyết và làm đầy đủ các bài tập trong chương trình. Bài tập trong sách bài tập khá phong phú, mức độ cơ bản nên đây là nguồn luyện tập rất tốt đối với học sinh.

- Đối với mỗi giáo viên, việc tham khảo hướng dẫn trong sách giáo viên là hết sức cần thiết. Đây là kênh thông tin quan trọng để cung cấp thêm cho giáo viên về kiến thức bộ môn, phương pháp giảng dạy, cách thức giảng dạy mỗi đơn vị kiến thức. Tuy nhiên, người giáo viên cần tích cực chủ động kiến thức, có sự độc lập suy nghĩ đối với mỗi vấn đề để tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất với đối tượng học sinh của mình. Trong bài viết này có nhiều sự đối chiếu với hướng dẫn của sách giáo viên để cho thấy

rằng, cách giải bài toán định lượng quang hình học có nhiều trình bày khác nhau; giáo viên cần xem xét kĩ mỗi bài để lựa chọn một sự trình bày hiệu quả.

- Nhà trường cần đầu tư, tạo điều kiện học tập thuận lợi cho bộ môn vật lí vì đặc thù của bộ môn là phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất phục vụ học tập.

- Vật lí là bộ môn hấp dẫn nhưng khá khó với học sinh nói chung. Tôi nhận thấy chương trình còn ít thời lượng luyện tập khiến học sinh không có điều kiện rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Tôi rất mong có thêm hướng dẫn trong sách bài tập Lí (như môn Toán và môn Hóa vẫn làm) và có sự điều chỉnh chương trình để học sinh có thêm thời lượng luyện giải bài tập.

Bài viết của tôi xin dừng tại đây. Mặc dù đã có sự đầu tư thời gian và có sự cân nhắc nhưng vì kinh nghiệm bản thân có hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong quý đồng nghiệp góp ý kiến cho nội dung tài liệu hoàn thiện hơn. Tôi xin kính chúc các thầy, các cô có nhiều sức khỏe, niềm vui và đạt kết quả cao trong công việc giảng dạy.

Một phần của tài liệu SKKN Hướng dẫn giải toán quang hình học Vật lí 9 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w