Chuẩn bị: Bảng phụ, 4 phiếu to.

Một phần của tài liệu GA L 5 Đầy Đủ Tuần 32 ( Hoàng - Thụ ) (Trang 26)

III. Các hoạt động:A. Bài cũ: A. Bài cũ:

- Nêu tác dụng của dấu phẩy? - Cho ví dụ?

B.Bài mới:

1: Hướng dẫn ôn tập.

Phương pháp: Thực hành, đàm thoại.

Bài 1:

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập và mẫu chuyện Dấu chấm và dấu phẩy. + Dấu hai chấm dùng để làm gì ?

+ Dấu hiệu nào giúp ta nhận ra dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời nói của nhân vật ?

- GV treo bảng phụ và nêu kết luận về tác dụng của dấu hai chấm.

Bài 2: GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn. Cả lớp nhận xét, sửa. - 2 học sinh. Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân. - 1 học sinh đọc đề bài.

- Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng trước nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

- Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

HS tự làm bài, GV hướng dẫn sửa bài: a) Một chú công an vỗ vai em:

- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!

Dấu hai chấm đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

b) Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

Bài 3:

- HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện Chỉ vì quên một dấu câu.

- GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn.

- Giáo viên đưa bảng phụ, mời học sinh sửa bài miệng.

→ Giáo viên nhận xét + chốt.

C. Củng cố, dặn dò:

- Nêu tác dụng của dấu hai chấm? - Học bài.

- Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: “Trẻ em”. xem trước bài và làm các bài tập vào vở chuẩn bị.

bảng phụ.

a) Thằng giặc cuống cả chân Nhăn nhó rối rít: - Đồng ý là tao chết...

- Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

b) Tôi đã ngửa cổ … cầu xin: “Bay đi, diều ơi ! Bay đi!”

- Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

c) Từ Đèo Ngang … thiên nhiên kì vĩ: phía Tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía Đông là biển cả bao la, ở giữa là một vùng đồng bằng biếc xanh màu lục diệp.

Dấu hai nchấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

- 1 học sinh đọc toàn văn yêu cầu. - Cả lớp đọc thầm.

- HS làm bài theo cặp.

- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, sửa.

+ Tin nhắn của ông khách

Xin ông làm ơn bhi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng . (Hiểu là nếu còn chỗ viết tỷên băng tang)

+ Người bán hàng hiểu lầm ý của khách là “nếu còn chỗ trên thiên đàng” nên ghi trong dải băng tang “Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng”.

+ Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần ghi thêm dấu hai chấm vào câu như sau: Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: Linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.

TIẾT 4: TẬP LÀM VĂNTẢ CẢNH TẢ CẢNH

( Kiểm tra viết )

I. Mục đích yêu cầu:

- Dựa trên dàn ý đã lập (từ tiết học trước), viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc, trình bày sạch sẽ.

II. Chuẩn bị:

Bảng phụ viết sẵn 4 đề bài cho HS lựa chọn. HS: Dàn ý đã lập ở tiết trước.

Một phần của tài liệu GA L 5 Đầy Đủ Tuần 32 ( Hoàng - Thụ ) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w