I Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.2 Giải pháp tác động đến các luật liên quan tới hoạt động đầu tư trực tiếp
trực tiếp nước ngoài.
Trong hệ thống luật pháp, có thể nói luật đất đai, cũng như những chính sách về ngoại hối, thuế và xử lí tranh chấp là một trong những hệ thống văn bản tác động nhiều tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Về hệ thống luật đât đai, để tạo được sự thu hót với các nhà đầu tư, điều quan trọng là cơ chế đất đai phải thật rõ ràng: phải quy định rõ việc nhà nước quản lí thống nhất đất đai. Bất kì việc cấp, cho thuê, thay đổi hoặc thu hồi đất của chính phủ cũng phải tuân thủ với kế hoạch đã được phê chuẩn. Mọi giao dịch về đất cũng phải tuân thủ kế hoạch đó và phải đăng kí với phòng quản lí nhà đất. Không chỉ vậy, điều quan trọng đối với các nhà đầu tư
là phải xác định được quyền của họ đối với đất. Do đó, điều này cũng phải quy định minh bạch rõ ràng để đảm bảo quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư.
Về chính sách ngoại hối. Cần có một cơ chế ổn định giá trị đồng nội tệ, tránh tình trạng để đồng nội tệ mất giá dẫn tới việc các doanh nghiệp phải tích trữ ngoại tệ để đối phó với sự mất giá này khiến cho tình trạng thiếu hụt ngoại tệ tăng lên. Như vậy, cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi Ých của nhà đầu tư, vì khi lượng thiếu hụt quá nhiều, chính phủ buộc phải thực hiện chính sách buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải bán một tỷ lệ nhất định ngoại tệ thu được từ các giao dịch không có nguồn gốc từ vốn cho các ngân hàng được phép như tình trạng cuối thập kỉ 90.
Tiếp tục cải thiện hệ thống thuế phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, cam kết đơn giản hoá các sắc thuế, từng bước áp dụng mức thuế chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Xây dựng chính sách thuế khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài sản xuất phụ tùng, linh kiện, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm, cho phép các dự án nguyên liệu phụ trợ phục vụ hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi tương tự như các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, bảo hộ có thời hạn hợp lí và hiệu quả đối với một số sản phẩm quan trọng.
Cơ chế xử lí tranh chấp thông qua hình thức trọng tài thương mại tại Việt Nam còng cần được thiết lập để tạo tâm lí ổn định cho nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.3. Giải pháp cải cách thủ tục hành chính để tăng cường thu hót và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Đẩy mạnh cải cách hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lí theo hướng một cửa, một đầu mối ở trung ương và ở địa phương để tạo thuận lưọi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lí nhà nước ở trung ương và địa phương trong quản lí hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài,
phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh, thực hiện chế độ giao ban định kì giữa các bé , ngành, trung ương với các địa phương có nhiều dự án đaùa tư trực tiếp nước ngoài, duy trì thường xuyên việc tiếp xúc trực tiếp giữa các cơ quan quản lí nhà nước với nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Cải tiến mạnh thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng tiếp tục đơn giản hoá việc cấp giấy phép đầu tư, mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện đăng kí cấp giấy phép đầu tự. Lập tổ công tác liên ngành do bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì để rà soát có hệ thống tất cả các loại giấy phép quy định có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên cơ sở đó, có kiến nghị bãi bỏ những lại giấy phép quy định không cần thiết đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các bộ các ngành, địa phương quy định rõ ràng công khai các thủ tục hành chính đơn giản hoá và giảm bớt các thủ tục không cần thiết, kiên quyết xử lí nghiêm khắc các trường hợp cửa quyền, tiêu cực, vô trách nhiệm...
Trong hệ thống thủ tục, phải đề cập trước nhất tới thủ tục cấp phép đầu tư. Một trong những giải pháp tác động tới thủ tục này có thể kể đến các biện pháp nh
Mở rộng chế độ đăng kí cấp phép cho các loại dự án thuốc danh mục khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư, các dự án trong danh mục kêu gọi đầu tư, các dự án có công nghệ mới , chế tạo ra sản phẩm mới, các dự án trong khu công nghệ cao, khu chế xuất.
Không yêu cầu địa điểm đất đai cụ thể khi xem xét cấp phép đầu tư. Các tỉnh, thànhh phố công bố quy hoạch đất đai sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp và có thể sử dụng cho các dự án đầu tư nước ngoài.
Cụ thể hoá bốn danh mục không cấp phép, khuyến khích và đặc biệt khuyến khích và đầu tư có điều kiện: Xây dựng điều kiện cho từng lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
xuất khẩu.
Xoá bỏ hiệu lực của văn bản dưới luật về tỷ lệ góp vốn tối thiểu trong liên doanh hoặc tái đầu tư cao hơn quy định trong luật đầu tư nước ngoài hướng dẫn cách tính tổng vốn đầu tư khi nhập khẩu để xây dựng tài sản cố định.
Đối với lĩnh vực thương mại, cần mở rộng danh mục mặt hàng xuất khẩu nhập khẩu cho doanh nghiệp có vốn nước ngoài, tiến tới thống nhất với danh mục áp dụng cho doanh nghiệp trong nước.
Xoá bỏ cơ chế xin phép nhập khẩu theo kế hoạch đối với phụ tùng, linh kiện và nguyên vật liệu. Xác định lại phương pháp tính tỷ lệ nội địa hoá.
Xây dựng các phòng thí nghiệm để thử nghiệm và kiểm tra chõt lượng sản phẩm, cung cáo dịch vụ thẩm định cho doanh nghiệp.
Đối với lĩnh vực hải quan, đơn giản hoá bằng cách áo dụng kiểm tra xác suất sau thông quan
Áp dụng hành lang xanh đối với những doanh nghiệp không nằm trong danh sách theo dõi chặt chẽ.
Về công nghệ, có thể cho phép khấu trừ chi phí liên quan đến chuyển giao công nghệ khi tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động đầu tư.
2.4.Xây dựng các danh mục dự án kêu gọi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Xây dùng danh mục kêu gọi dự án quốc gia kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài, làm cơ sở cho việc vận động xúc tiến đầu tư. Các dự án khi được lùa chọn đưa vào danh mục này phải có sự thống nhất trước về chủ trương và quy hoạch, đồng thời cũng phải được bố trí làm dự án tiền khả thi. Các bộ, các ngành, địa phương chủ động xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài của ngành, địa phương của mình sau khi thống
nhất với bộ kế hoạch và đầu tư.
Các bộ, ngành, xây dựng, điều chỉnh quy hoạch ngành và các sản phẩm chủ yếu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời cũng phải xác định rõ nhu cầu về nguồn vốn, trong đó có vốn đầu tư nước ngoài để đạt các mục tiêu, sản phẩm đặt ra trong kế hoạch.
2.5. Nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước.
Các cơ quan cấp giấy phép đầu tư phải thường xuyên rà soát, phân loại các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp giấy phép đầu tư để có những biện pháp thích hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đối với các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh, các bộ, ngành, và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi thẩm quyền của mình cần động viên khen thưởng kịp thời để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động tốt tiéep tục phát triển, đồng thời cần có biện pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, các nghĩa vụ thuế.
Đối với các dự án đang triển khai thực hiện, các bộ, ngành và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cần tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn nhất là trong khâu đền bù giải phóng mặt bằng để nhanh chóng hoàn thànhh xây dựng cơ bản, đưa doanh nghiệp và sản xuất kinh doanh.
Đối với các dự án chưa triển khai , song xét thấy vẫn có khả năng thực hiện, cần thúc đẩy công việc triển khai nhanh chóng trong một khoảng thời gian nhất định và giải quyết các vướng mắc, kể cả việc điều chỉnh mục tiêu và quy mô hoạt động của dự án.
Đối với các dự án chưa triển khai và không có triển vọng thực hiện, kiên quyết thu hồi ngay giấy phép đầu tư, dành địa điểm cho các nhà đầu tư khác.
Kiểm soát chặt chẽ việc thành lập các mới các khu công nghiệp và đánh giá tình hình triển khai các khu công nghiệp đã có quyết định thành lập.
Tiếp tục thực hiện chủ trương phân cấp quản lí nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài cho uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất quản lí về quy hoạch, cơ cấu, chính sách và cơ chế, trong đó chú trọng phân cấp quản lí nhà nước đối với hoạt động sau giấy phép của các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng cường sự hướng dẫn, kiểm tra của các Bộ, ngành trung ương. Có cơ chế xử lí nghiêm khắc các trưòng hợp vi phạm luật pháp, chính sách, quy hoạch trong việc thực hiện chủ trương phân cấp phát triển quản lí nhà nước với đầu tư trực tiếp nước ngoài, kể cả việc chấm dứt hiệu lực của các giấy phép đầu tư cấp sai quy định.